Kiểm tra miễn phíĐăng ký kiểm tra và tư vấn miễn phí

Cách học tiếng Anh hiệu quả


“Hãy bắt đầu tìm ra nguyên nhân với câu hỏi “” có bao giờ”” :
Bạn ngồi xem tivi tiếng nước ngoài và nhẩm dịch thành tiếng việt ?
Bạn có bao giờ tự hỏi sao nhiều người đi du học mà vẫn dốt tiếng anh ?
Bạn trước khi nói tiếng anh thì phải dịch từ Việt -> Anh -> miệng .
Tất nhiên là có nó đã là một thói quen khi bạn còn học ở trường và hàng ngàn chữ việt trong cuốn sách tiếng anh của bạn.

Cái chúng ta cần học là phản xạ tiếng anh chứ ko phải là cứ dịch từ anh sang việt rồi lại sang anh. Có bao giờ bạn nói “” Fu.k You”” mà phải dịch ra tiếng việt trong đầu chưa. Vâng thưa “” Không “” đó chính là phản xạ .

Vậy cái chúng ta cần học ở đây là Think English đúng là như vậy – cần phải tư duy theo kiểu English thì mới dùng Tiếng Anh chuẩn được. Đó là điều không cần phải tranh luận.

Việc Think English có liên quan đến tư duy. Mà tư duy lại liên quan đến lịch sử, văn hóa, nền giáo dục mà một người được hưởng. Bạn đến từ Việt Nam, bạn bị ảnh hưởng nền giáo dục Khổng Giáo, bạn không thể có tư duy mạnh dạn và tự tin như của sinh viên nước ngoài khi nói chuyện với giáo viên. Họ không phải e dè khi phản bác ý kiến của giáo viên, họ không phải thêm từ ạ sau mỗi câu nói, họ thoải mái dùng ngôi nhân xưng I – You một cách bình đẳng và tự do. Điều này nếu ở VN sẽ bị coi là một sự hỗn xược.

Một ví dụ khác là ở các nước nói tiếng Anh họ khống có từ cụ thể nào để mô tả chính xác về các chữ hiền thục, đoan trang, và có dùng thì cũng rất hạn chế, vì ở xã hội của họ người ta không bình luận về cá tính này của phụ nữ, thay vào đó họ dùng các từ hấp dẫn (attractive, hay ***y), hay duyên dáng (charming) để đánh giá người phụ nữ nhiều hơn. Nếu chúng ta THINK theo
kiểu Việt nam, mà cứ một mực tìm bằng được từ hiền thục, đoan trang, thì chứng tỏ chúng ta mới biết về ngôn ngữ mà chưa có phông nền kiến thức về sự khác biệt văn hóa.

Việc này giống như là hai hệ quy chiếu khác nhau. Bạn không thể máy móc bê nguyên ngôn ngữ của nước này sang dùng ở một nền văn hóa khác. Sẽ có một độ vênh và nếu bạn không ý thức được điều này thì sẽ có thể rơi vào tình huống ngớ ngẩn mà k hề hay biết.

Nói cụ thể hơn về vấn đề Think English : khi học tiếng Anh. Khi dựng 1 câu bạn cần phải tổ chức trong đầu cấu trúc câu Tiếng Anh, rồi công đoạn tiếp theo là chọn lựa từ vựng đúng. Nếu không trang bị kỹ kiến thức ngữ pháp và nghèo nàn về cấu trúc câu bạn sẽ gặp tình huống dịch word by word. Ví dụ khi bạn nói Tôi mất 2 tiếng đồng hồ để đi đến trường. Sẽ có xu hướng các bạn dùng cách dịch từng từ một: I lose 2 hours to get to my school. Tuy nhiên bạn nào nắm được kiến thức ngữ pháp sẽ biết ở đây cần dùng cấu trúc: It takes me 2 hours to get to my school.

Thế nên lời khuyên để Think English là 1 chuyện, làm được hay không lại là chuyện khác. Ngôn ngữ không chỉ là ngôn ngữ mà còn là văn hóa, lịch sử, tập tục, lề thói v.v…
Và để think được English thì trước tiên bạn cần trang bị đầy đủ cấu trúc ngữ pháp chuẩn để dùng làm kho tư liệu đặt câu. Bên cạnh đó bạn cần tìm hiểu về văn hóa, lối sống, các customs, manners, cả các trend, và các giá trị trong đời sống của nước bạn học ngôn ngữ. Vậy nên cho dù có think English thì vẫn phải xem xét đến tư duy Việt, để ý thức được những chênh lệch văn hóa và bù đắp vào lớp vênh đó bằng sự hiểu biết thông minh của chính bạn.

Bạn thấy đấy, ngôn ngữ không chỉ là những ký tự hay cấu trúc ngữ pháp khô khan hay bắt chước 1 cách máy móc. Nó là cả 1 thế giới cần khám phá. Vậy nên khi bạn đi sâu vào ngôn ngữ nào, bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng của lối tư duy của nền văn hóa và đất nước đó đấy.

Sau bài này cái các bạn cần chú ý là ! khi nghe 1 câu tiếng anh thì bạn không cần phải dịch trong đầu trong khi bạn đã hiểu . và khi nói cũng vậy . Rất khó nhưng các bạn phải cố gắng . Tiếng anh là tiếng anh chúng ta không nên gọp chung tiếng việt và tiếng anh. Chúc các bạn vui .!”


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *