05 BƯỚC HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ – CHƯƠNG 3: ĐỂ HÌNH THÀNH NGÔN NGỮ THÌ CẦN PHẢI CÓ NGUYÊN TẮC
|“CHƯƠNG 3: ĐỂ HÌNH THÀNH NGÔN NGỮ THÌ CẦN PHẢI CÓ NGUYÊN TẮC
“A journey of a thousand miles begins with a small step.”
(Tạm dịch: để bắt đầu một cuộc hành trình dài, chúng ta nên bắt đầu với những bước đi đơn giản – Tôn Tử)
Ở chương trước, chúng ta đã nói về nguyên lý 80/20. Giờ chúng ta sẽ đề cập vài vấn đề về khối lượng công việc chúng ta cần phải thực hiện – và khối lượng này không nhiều như bạn nghĩ đâu nhé. Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi của bạn: “ Làm sao chúng ta học từ vựng được?” Bạn có thể tìm thấy những từ vựng phổ biến ở đâu? Và làm thế nào để tìm được chúng?
Câu trả lời của tôi là: Chúng ta sẽ xây dựng 01 nguyên tắc nhờ đó chúng ta có thể tìm kiếm những từ vựng phổ biến trong lượng từ vựng lõi của ngôn ngữ chúng ta thực sự muốn học. Nói cách khác, chúng sẽ tự xây dựng một hệ thống có thể thu hút được các từ vựng lõi mà bạn muốn sử dụng. Tôi dám cá bạn nghe có vẻ giống như tôi đang phóng đại sự việc nhỉ? Trước khi chúng ta đi vào chi tiết của hệ thống này, tôi cũng mong muốn giải thích một chút về não người khi tiếp nhậ ngôn ngữ, sự khác biệt giữa HỌC và NẮM BẮT, một số định nghĩa về ĐẦU VÀO và ĐẦU RA.
Vậy não của bạn học ngôn ngữ như thế nào?
Trong một cuốn sách có tên là “Khoa học não người và trí tuệ loài người”, học giả Gerald Edelman, người đã đoạt giải Nobel, đã tiết lộ rất nhiều điều thú vị về não người. Một phát kiến thú vị gần đây là cơ chế hoạt động của não. Khi so sánh não người với máy tính, ông ấy đã nhận ra rằng não người và máy tính có cơ chế hoạt động khác biệt nhau. Không giống máy tính, các tế bào não có chức năng được gọi là “nhận dạng mô hình” và “ kết hợp” chứ không chỉ là các vấn đề về logic.
Thông thường khi bạn học ngôn ngữ, các khái niệm mới sẽ chẳng mấy dễ dàng để bạn nhập tập. Nhưng thử nghĩ về cách “nhận dạng mô hình” và “kết hợp” của bộ não khi bạn học ngoại ngữ nhé. Bạn sẽ tiếp nhận các ký hiệu bằng mắt ( có nghĩa là khi bạn đọc) và tai ( khi bạn nghe), từ đó kích thích vũng não ngôn ngữ của bạn. Khi bạn tiếp tục nhận thông tin đầu vào , các ký hiệu nhận dạng sẽ tạo “dấu vết” và “ lối đi” trên vỏ não của bạn. Một loạt các “dấu vết” và “lối đi” này sẽ hình thành nên một thứ gọi là “bản đồ ngôn ngữ” trong não của bạn. Khi một người nói ngoại ngữ thành thạo, có nghĩa là “bản đồ ngôn ngữ” trong não người đó đã được hình thành rõ ràng. Khi anh ấy nghe hoặc đọc một nội dung nào đó bằng chính ngôn ngữ đó, não anh ấy bắt đầu nhận diện các dấu hiệu đầu vào bằng việc “kết hợp” các ký hiệu đó trong bản đồ.
Cơ chế này giải thích một vấn đề rất phổ biến khi một người học cảm thấy khó khăn khi nghe một từ vựng/cụm từ trong khi nói chuyện với người bản địa. Khi anh ấy nhìn xuống thông tin được viết ra, anh ấy bất ngờ nhận ra rằng anh ấy đã biết rõ từ vựng/ cụm từ trước đó. Nó khiến người học cảm thấy lúng túng, vì anh ấy không hiểu tại sao rõ ràng mình biết từ đó/ cụm từ đó nhưng lại không thể nhận ra ( nghe hoặc hiểu). Nếu bạn ở trong tình huống đó, bạn chắc chắn sẽ nghĩ rằng: “kỹ năng nghe ngoại ngữ quả thật rất khó khăn.”
Hầu hết , vấn đề nằm ở lượng thông tin đầu vào. Có hai vấn đề phổ biến mà chúng ta gặp phải:
Chúng ta học từ vựng chỉ ở dạng viết chứ không phải ở dạng âm thanh. Hầu hết, chúng ta thiếu thông tin về lượng âm thanh. Do vậy, não của bạn đang thiếu “một phần dữ liệu”. Khi bạn nghe một “âm” được nói ra bởi người bản địa, não bộ thiếu thông tin nguồn để “nhận diện” và “kết hợp” điều vừa được nghe, dẫn đến việc bạn chẳng nghe nổi đó là từ gì và câu gì.
Bạn đã từng nghe ‘âm thanh” của một từ vựng khi bạn học từ đó chưa, và kể cả âm thanh bạn nghe cũng chưa đúng như những gì người nước ngoài nói? Có nghĩa là “bản đồ ngôn ngữ” trong não của bạn đi chệch hướng, và não bạn không thể nhận ra những gì người bản địa nói.
Tôi sẽ không trao đổi nhiều về kỹ năng nghe trong chương trình (dẫu rằng tôi biết kỹ năng nghe là một trong những yếu tố quan trọng khi học ngoại ngữ). Chúng ta sẽ nói về kỹ năng nghe sau đó. Giờ hãy thảo luận về “vũ khí bí mật’”, đó chính là bộ não của bạn.
Sau khi tìm hiểu về não người, nhiều nhà ngôn ngữ học đã thử thực hiện nhiều nghiên cứu sâu hơn về các cách tiếp cận tới 01 ngôn ngữ mới. Họ đã nhận ra rằng có hai cách tiếp cận chính: HỌC và NẮM BẮT
VIỆC HỌC xuất hiện khi một người muốn học ngoại ngữ tự ý thức nỗ lực để tìm hiểu và nhớ các thông tin chi tiết như từ vựng, cấu trúc câu, cấu trúc ngữ pháp của một ngôn ngữ mới. Anh ấy/ Cô ấy đôi khi sẽ ôn tập lại nội dung đã học, hoặc thậm chí chẳng bao giờ ôn tập (Tôi là người chẳng bao giờ ôn tập đấy). Dưới đây là một ví dụ về việc HỌC tiếng anh – chúng tao có thể thấy rất nhiều hiện tượng này trong rất nhiều lớp học ngoại ngữ thông thường
Giáo viên thường nói:
– hãy nghe theo tôi và lặp lại ( thường thì cả lớp sẽ cùng nhau lặp lại điều giáo viên nói)
– Hay xác định chủ ngữ của câu này, vị ngữ ở đâu, thời động từ được sử dụng là gì….
– Mở sách…, trang bao nhiêu… và thực hiện bài tập..
– HÔm nay chúng ta sẽ học và nhớ các từ dưới đây, và thường thì giáo viên sẽ đưa ra một danh sách các từ vựng chẳng bao giờ bạn nhớ nổi
– Mở trang bao nhiêu và dịch đoạn văn….
– Gạch chân dưới chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu này….
Rồi mọi thứ cứ lặp đi lặp lại…khiến người như tôi cũng cảm thấy phát ngấy….
Phương pháp HỌC này có một số bất lợi sau:
– nó chẳng tao được hứng thú nào trong việc học, hứng thú là một điều rất quan trọng trong việc học ngoại ngữ
– nếu giáo viên không phải là người bản địa, âm thanh đầu vào khó có thể đạt tới 100% hiệu quả
– mặc dù các bài giảng được chuẩn bị rất kỹ lưỡng và cẩn thận, nhưng các từ ngữ giáo viên sử dụng trên lớp có thể không phải là các từ vựng phổ biến nhất. Lý do khi lớp học được thiết kê theo “mô hình dịch thuật”, giáo viên đơn giản chỉ giải thích các từ mới của bài học chứ chúng chẳng phải là các từ vựng phổ biến. Sau đó, học viên cố gắng nhớ các từ vựng đó. Quá trình này cần rất nhiều thời gian và không đem lại nhiều kết quả.
Phương pháp NẮM BẮT lại khác biệt. Quá trình này xuất hiện khi người học tiếp nhận lượng lớn đầu vào thông qua đọc, nghe, quan sát và tham gia trực tiếp vào 01 môi trường ngôn ngữ mới. Sau đó, vô thức người học sẽ nhận ra được các tiêu tiết khiến họ phải chú ý hoặc cảm thấy rằng các kiến thức đó quan trọng. Nói cách khác, các chi tiết được nắm bắt là những điều còn đọng lại trong tâm trí người học sau khi họ nỗ lực tiếp nhận một lương thông tin lớn. Quá trình “tiếp nhận/ nắm bắt” này giống với cách mà những đứa trẻ của chúng ta học ngôn ngữ mẹ đẻ.
Tất nhiên, không phải cái gì cũng học theo phương pháp “tiếp nhận” này một cách hiệu quả. Có những vấn đề, ví dụ như cấu trúc câu, chúng ta phải học theo phương pháp truyền thống. Trong chương tiếp theo tôi sẽ giúp bạn nhận thấy 1 số kỹ thuật bạn có thể kết hợp phương pháp học truyền thống và phương pháp “tiếp nhận”.
ĐẦU VÀO và ĐẦU RA
Dù bạn có ứng dụng phương pháp nào thì học ngoại ngữ bao gồm hai phần: kiến thức đầu vào thông qua đọc và nghe và thông tin đầu ra là viết và nói. Vài năm trước đây, tôi đã từng tham gia một khóa học tiếng anh do một giáo viên bản địa dạy. Thời điểm đó, cô ấy tập trung vào giúp học viên nói chuyện với nhau bằng tiếng anh, hoặc thảo luận theo nhóm hoặc làm việc theo cặp. Cô ấy cũng sắp xếp thời gian để chúng tôi có thể nói chuyện trực tiếp với nhau. Ban đầu, lớp học cảm thấy rất vui vì chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi có thể bắt đầu sử dụng ngoại ngữ. Tuy nhiên, kể từ khi chúng tôi nhận ra lượng từ vựng đầu vào không thể diễn tả hết những suy nghĩ phức tạp, chúng tôi nhanh chóng chán nản với việc lặp đi lặp lại các cấu trúc câu cũ kỹ như : “ trời đang mưa” (it is raining), “have you had dinner?” (bạn ăn tối chưa?), “thời tiết hôm qua thật đẹp.” (the weather was nice yesterday.).
Nhiều nghiên cứu gần đây về kỹ thuật học ngoại ngữ đã giúp tôi nhận ra rằng tại sao hầu hết các phương pháp được sử dụng trong các lớp học ngoại ngữ đều không hiệu quả. Nó không hiệu quả vì học viên trong các lớp học không thực sự có được đủ lượng thông tin đầu vào. Khi đó chúng tôi không có đủ thông tin đầu vào, tập trung vào việc tạo ra một lượng đầu ra lớn là một điều không ổn. Nếu bạn quan sát cách trẻ nhỏ học nói tiếng mẹ đẻ, bạn sẽ sớm nhận thấy rằng chúng bắt đầu với việc tiếp nhận thông tin đầu vào lâu hơn rất nhiều so với khoảng thời gian chúng thốt ra những từ đầu tiên. Điều đó chỉ rằng trẻ em có thể hiểu bố mẹ chúng từ khi còn rất bé, lâu hơn rất nhiều khi chúng bắt đầu nói. Do vậy chúng ta cũng phải “nắm bắt” lượng đầu vào trước khi có được thông tin đầu ra. Nghiên cứu này có thể đưa tới kết luận rằng chúng ta nên tập trung vào việc tiếp nhận thông tin đầu vào thông qua nghe và đọc trong một thời gian dài, sau đó chuyển sang viết và nói. Điều này không phải là sai và nhiều người đã thực sự làm như vậy. Nhưng LIỆU ĐÂY CÓ PHẢI LÀ PHƯƠNG ÁN TỐT NHÁT. – Về phía tôi thì không hẳn vậy.
Trước hết, tôi tin rằng nếu chúng ta học tập theo cách này chúng ta sẽ mất nhiều thời gian vì chúng ta buộc phải tách biệt hai quá trình học tập. Thứ hai, tôi không chắc bạn sẽ phải đợi bao lâu mới có thể bắt đầu nói được ngoại ngữ – hay truyền tải thông tin đầu ra. Liệu lượng thông tin đầu ra đó sẽ xuất hiện tự động hệt như hiện tượng với trẻ nhỏ không? Tôi nghĩ không phải vậy. Trẻ nhỏ có được thông tin đầu ra một cách tự động nhưu vậy vì chúng không có sự lựa chọn nào khác ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ, và chúng buộc phải đưa ra thông tin đầu ra để có thể giao tiếp và hiểu được cha mẹ chúng. Khi học ngôn ngữ thứ hai, chúng ta sẽ có 02 lựa chọn phải không?
Tiếp nhận thông tin đầu vào và cung cấp thông tin đầu ra là một quá trình tương hỗ. Nói cách khác, nếu bạn tổ chức lượng đầu ra và đầu vào tốt, chúng ta có thể điều tiết quá trình học tập. Về cơ bản, cung cấp thông tin đầu ra giúp người học nhanh chóng kết hợp với điều anh ấy đã tiếp nhận ( đọc, nghe và nhìn). Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ biết chúng ta tập trung vào cả đầu ra và đầu vào trong việc học tiếng anh như thế nào.
ĐẦU VÀO LỚN VÀ BIẾT CÁCH NẮM BẮT THÔNG TIN
Như chúng ta vừa mới bàn cập, một trong những lỗ hổng lớn nhất cố gắng để nhớ một loạt các từ vựng hoặc cấu trúc câu khi họ học ngoại ngữ. Việc đó sẽ không thể giúp bạn hiểu được từ vựng đó trong thời gian dài đâu. Dù bạn có cố gắng mấy, bạn sẽ sớm quên các từ vựng đó.
Khi học ngoại ngữ, thì việc có được thông tin đầu vào lớn sẽ là chìa khóa thành công. Khi bạn có được lượng đầu vào lớn, bộ não của bạn sẽ thực hiện chức nắm tiếp nhận các từ vựng và cụm từ phổ biến. Nguyên lý này vốn chẳng có gì là phức tạp. Để nắm bắt và hiểu được 1 từ vựng hoặc 1 cụm từ, bạn đáng nhẽ nên theo các bước sau:
– ngữ cảnh từ/ cụm từ xuất hiện
– nội dung và chủ đề từ/ cụm từ có mặt
– cảm giác/ cảm nhận của người nói/ người viết
– một số các từ thường gặp với từ/ cụm từ đó và cách chúng đi cùng với nhau (các cấu trúc câu phổ biến)
Thực sự để có được toàn bộ các yếu tố trên trong cũng một chỗ là điều rất khó khi bạn cố gắng để HỌC tiếng anh. Thậm chí nếu bạn cố gắng sử dụng từ điển linh hoạt, thì bạn cũng cần mất rất nhiều thời gian và đôi khi là vô ích đấy. Hơn nữa, nhiều ví dụ đôi khi lại không thuộc phạm trù mình biết, điều đó không hiệu quả đối với việc học tiếng.
Một dạng lý thuyết cơ bản ở đây là khi chúng ta cố gắng hướng tới một lượng thông tin lớn đầu vào, một loạt các vấn đề trên, ví dụ như về ngữ cảnh hay chủ đề, sẽ tự nhiên xuất hiện trong đầu chúng ta. Các yếu tố đó giúp chúng ta hiểu rõ được nghĩa và cách sử dụng của từ vựng/ cấu trúc câu và giúp chúng ta nhớ được các từ vựng/cấu trúc câu đó trong thời gian dài. Nếu những lời trên khiến bạn thấy khó hiểu, cũng đừng quá lo lắng, bạn không cần phải hiểu hết, chỉ cần thực hiện các bước thực hành sau và bạn sẽ nhận ra được kết quả.
Nếu bạn quan sát những ai nói ngoại ngữ trôi chảy, bạn sẽ chú ý rằng họ đã phải tiếp nhận một lượng kiến thức đầu vào rất lớn và thực hiện quá trình tiếp nhận có tính chọn lọc. Tôi có một người bạn sống gần biên giới Trung quốc. Mỗi ngày, cô ấy tới chợ biên giữa Trung Quốc và Việt Nam và giao dịch với mọi người. Cô ây đã không còn gặp vấn đề trong việc giao tiếp bằng tiếng Trung nữa. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng bạn không có một môi trường thuân lợi như cô ấy. Thậm chí nếu bạn có một môi trường như cô ấy, bạn cũng sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để học ngoại ngữ theo 1 cách tự nhiên nhất. Tôi cam đoan là ít nhất 6 tháng.
Như tôi đã trao đổi ở trên, khi chúng ta học ngoại ngữ, não của bạn sẽ “vẽ” một “bản đồ” ngôn ngữ. Chiến thuật của chúng ta thực hiện quá trình bằng việc tự “vẽ” mà không phải đợi não giúp chúng ta theo cách tự nhiên nhất. Bạn sẽ tự tạo ra “các dấu hiệu’ và “con đường” rõ ràng hơn bằng việc lặp đi lặp lại những “ con đường đó” cho tới khi chúng hình thành thành 01 bản đồ rõ ràng. Những từ vựng phổ biến nhất sẽ sẽ là những điểm giao thoa của những con đường bạn đi quá. Thời gian đầu, tấm bản đồ này sẽ tương đối mờ, nhưng khi có càng nhiều thông tin đầu vào, tấm bản đồ này sẽ dần hiện lên. Rồi bạn sẽ NHẬN RA những con đường đó, đó là lúc KỸ NĂNG NGHE xuất hiện. Khi tấm bản đồ này rõ ràng, bạn chỉ cho mọi người thấy mình đang ở con đường nào. Hay nói cách khác, bạn đang thể hiện ý tưởng của mình thông qua KỸ NĂNG NÓI ngoại ngữ.
Do vậy, liên tục tiếp nhận 01 lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn là bước cơ bản nhất để NẮM BẮT các từ vựng/ cụm từ phổ biến. Việc tiếp nhận đó là cách bạn có thể thấm nhuần được kho từ vựng lõi đó.
Thực tế, định nghĩa này không toàn toàn mới , nhưng chỉ mới được ứng dụng trong ngành ngôn ngữ chứ không phải các ngành học khác. Tôi vẫn nhớ khoảng thời gian này khi tôi học ở trường đại học. Lúc đó tôi gặp khó khăn trong việc nhớ được các tiểu tiết của các môn học lớn ví dụ như Lịch Sử Kinh Tế học, Tôn Giáo và Tâm lý, …. Tôi cố gắng để học thuộc các thông tin trong sách giáo trình nhưng không có kết quả gì. Lúc đó một người bạn tôi đã khuyến tôi dừng việc nhớ sách giáo trình và đi tới thư viện trường. Tôi đã tìm kiếm một vài cuốn sách cùng bàn về vấn đề quan tâm. Thật đáng ngạc nhiên, sau đọc khoảng 3 – 4 cuốn sách về chủ đề quan tâm, tôi có thể dễ dàng nhớ được toàn bộ thông tin trong cuốn giáo trình. Điều hay là tôi đã không hề phải nhớ quá nhiều dẫn chứng, tôi đã đọc sách mà chẳng thấy khó chịu chút nào. Hãy để tôi định hình giúp bạn nhé. Nếu tôi đưa cho bạn một cái xẻng và yêu cầu bạn đòa một lỗ sâu 10 feet nhưng chỉ rộng có 5 phân, bạn sẽ chẳng làm được. Bạn cần phải đào rộng hơn thì mới có thể đào sâu được. Điều này cũng giống như việc chúng ta cố gắng ghi nhớ điều gì. Nếu bạn cần mất rất nhiều thông tin thì mới “nhớ’ được một chút. Nếu bạn nhớ 1 cuốn sách, đọc hơn 3 cuốn cùng chủ đề liên quan.
Giờ thì quay trở về vấn đề học ngoại ngữ của chúng ta. Khi bạn hiểu được vấn đề về việc tiếp nhận thông tin đầu vào lớn, bạn sẽ bắt đầu nghĩ về việc làm thế nào để có. Dưới đây là một số các nguồn thông tin phổ biến tôi sử dụng khi học tiếng anh. Một số như:
– các kênh truyền hình nước ngoài
– sách báo, tạp chí viết bằng tiếng anh
– kênh phát thanh nước ngoài
– các diễn đàn nói tiếng anh trên mang
– những người nước ngoài sống cùng khu vực, bạn có thể dễ dàng bắt chuyện với họ. Nếu bạn không biết cách, tôi sẽ chỉ cho bạn vài mẹo ở chương số 10.
[Bản dịch của cô giáo Minh Trang]
– Tìm bạn trực tuyến
Trong thời đại công nghệ, vấn đề của chúng ta không phải là thiếu thông tin mà là có quá nhiều thông tin. Hàng ngày bạn tiếp nhận quá nhiều thông tin về các khóa học, tài liệu, báo cáo, website, diễn đàn…Điều quan trọng là bạn phải biết cách lựa chọn và sử dụng các thông tin đó thật hiệu quả. Nguồn đầu vào tốt trong quá trình học ngoại ngữ có thể là một số những nội dung sau:
– những chủ đề khiến bạn quan tâm hoặc giúp bạn thấy hứng thú
– hãy cập nhật thông tin
– cung cấp các thông tin hữu ích. Tại sao bạn phải giới hạn việc thông ngoại ngữ của mình. Hãy nắm bắt nhiều kiến thức khác cùng một lúc
– cả những tin nóng hổi/ giật gân nữa nhé
– những chủ đề không khiến bạn thấy khó khăn.
HÃY TẬN DỤNG LĨNH VỰC/ NGÀNH NGHỀ BẠN YÊU THÍCH
Cho đến bây giờ chúng ta đã thảo luận những vấn đề cơ bản và cơ chế làm thế nào bạn có thể học được ngoại ngữ. Chúng ta cũng đã thảo luận về những lý do tại sao chúng ta học ngữ bằng những cách không hiệu quả và cách chúng ta nên tiếp cân. Giờ thì trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào “kỹ thuật” mà đôi khi tôi cứ đa qua đá lại ở những nội dung trên. Tuy nhiên, điều đầu tiên tôi cần phải làm là lựa chọn ngành nghề hay lĩnh vực bạn ưa thích.
Thực ra thì đây là một điều rất quan trọng cho một người học ngoại ngữ vì nó là chìa khóa của thành công. Nếu bạn không thích thú với điều mình học, bạn sẽ khó có thể thành công. Hãy lựa chọn chủ đề mình muốn tìm hiểu và thật thoải mái mỗi lần bạn học. Hơn nữa, sẽ rất thú vị nếu bạn luôn kiếm tìm những thông tin liên quan tới chính chuyên ngành của mình.
Vấn đề của bạn có thể: “ Nhưng tôi muốn nói ngoại ngữ bình thường thôi, chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi tập trung vào 01 chuyên ngành cụ thể? Làm sao tôi có thể nói các chủ đề khác được”. BẠN ĐỪNG CÓ QUÁ LO LẮNG VỀ ĐIỀU ĐÓ! Khi bạn có thể thành thạo 1 chủ đề, ví dụ như “ thương mại’ , bạn sẽ dễ dàng nắm bắt các chủ đề khác. Cũng giống như khi bạn đi xe đpạ vậy, chỉ trong vài ngày bạn có thể đi xe máy. Hoặc nếu bạn có thể sử dụng xe máy với điều khiển tự động, bạn cũng có thể sớm điều khiển tay chỉ với vài lần thực hành. Do vậy, nếu bạn lựa chọn chủ đề bạn ưa thích thì giờ hãy đi tới vấn đề tiếp theo: KỸ THUẬT ĐỌC TỰ DO”