Kiểm tra miễn phíĐăng ký kiểm tra và tư vấn miễn phí

Một cách học từ vựng hiệu quả


Sau đây là bài chia sẻ kinh nghiệm học từ vựng của một bạn sinh viên:
Mình có đọc 1 bài viết về phương pháp học từ vựng khá thú vị, không biết mọi người đã thông qua chưa, dù đọc rồi hay chưa thì mình vẫ post để mọi người cùng suy ngẫm nhé.

1. Chuẩn bị một list từ mới tiếng anh(7-10 từ tuỳ từng người) – tra nghĩa và cách sử dụng sẵn.

2. Thư giãn bằng nhạc nhẹ(3-5 phút), tập trung vào điểm ở giữa trán, sau vài giây là tâm sẽ tĩnh lặng, nếu có dòng suy nghĩ nào xuất hiện thì cứ kệ nó.

3. Bắt đầu học từ bằng NLP – Mình sẽ lấy một ví dụ minh hoa trước cho dễ tưởng tượng. Ví dụ từ cần học là seismism /saizmiz3m/ – hiện tượng động đất – dành khoảng 3-5 phút để “đúc” từ này vào não.

+ Nhìn từ Seismism một lần. Sau đó nhắm mắt lại.
+ Hãy tưởng tượng xem trong quá khứ bạn đã từng được thấy, nhìn, nghe nói đến hiện tượng động đất hay chưa, hãy tập trung vào khoảnh khắc đó, càng chính xác càng tốt (hình ảnh, âm thanh, cảm giác). Ví dụ mình nhớ lại một lần ở HN có động đất, mọi người chạy toán loạn, tv đưa tin…
+ Sau đó thì nhét từ Seismism vào: tưởng tượng mọi người chạy toán loạn, ai ai cũng hô “Seismism” thay vì hô “Động đất rùi, chạy!!!”, rồi bạn thấy mặt đất tẽ ra, một loạt từ Seismism bay lên….
+ Đọc to Seismism lên một lần, hoặc bạn nào sử dụng hai não tốt thì cũng có thể nhẩm từ seismism trong khi đang tưởng tượng.

Vậy tóm lại bước 3 này gồm các giai đoạn:

+ Nhìn từ đó một lần, sau đó nhắm mắt lại và bắt đầu tưởng tượng.
+ Tưởng tượng lại chính xác hình ảnh, âm thanh, cảm xúc, các kinh nghiệm trong quá khứ và tìm cách liên kết chúng với từ mới, thay cho từ ngữ cũ trong tiếng việt, càng sáng tạo hài hước càng tốt.
+ Ngừng tưởng tượng, mở mắt, đọc to lên một lần và chuyển sang từ tiếp theo.

Nói một cách khác, quá trình này cũng giống như là “thay thế kinh nghiệm” vậy. Nếu bạn để ý, trong tiếng việt cũng vậy, giả sử bạn là một đứa bé 2 tuổi, mọi thứ xung quanh đều lạ lẫm. Bạn nhìn thấy một cái ghế và hỏi ba mẹ “Cái gì đấy?”, họ sẽ bảo bạn rằng đó là “Cái ghế”, rồi sau đó bạn thấy người ta ngồi lên, bạn khám phá ra công dụng của chiếc ghế.

Dần dần nó hình thành một dạng phản xạ, mỗi khi bạn nhìn thấy cái ghế là lập tức trong đầu bạn nảy ra từ “cái ghế”. Cách học trên cũng có nguyên lý như vậy, nhưng thay vì mỗi lần nhìn thấy cái ghế, bạn sẽ thay phản xạ cũ bằng phản xạ mới, nảy ra trong đầu từ “Chair” chẳng hạn.


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *