Kiểm tra miễn phíĐăng ký kiểm tra và tư vấn miễn phí

5 BƯỚC HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ – CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ PERTO VÀ CÁC ĐỘNG TỪ LÕI


“[Bản dịch của cô giáo Minh Trang aroma]

Và nếu giờ bạn đã quyết đinh thực sự học ngoại ngữ (thực ra thì tôi cũng hy vọng bạn sẽ quyết định học tập) thì xin chúc mừng. Một người quyết định việc tiếp tục học ngoại ngữ thì chẳng bao giờ là sai lầm cả. Trong chương này, chúng ta sẽ cùng khám phá một trong các yếu tố quan trọng quyết định việc bạn có hay không thể học ngoại ngữ trong một thời gian ngắn.

Khi chúng ta bắt đầu học ngoại ngữ, mọi người đều thừa nhận với tôi rằng từ vựng là một trong những điều quan trọng đầu tiên. Không có từ vựng, chúng ta không thể nghe, nói hay thậm chí là viết. Bạn vẫn sẽ có thể trao đổi/nói chuyện mà không cần ngữ pháp hay kể cả khả năng phát âm của bạn yếu kém. Nhưng bạn chẳng thể làm gì nếu không có từ vựng. Ngôn ngữ được hình thành bởi các từ vựng và việc linh hoạt biến các từ vựng thành các cụm từ giao tiếp cũng rát quan trọng.

Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi “ bạn cần bao nhiêu từ vựng để nói tiếng Anh tốt không?” Không phải ai cũng trả lời được câu hỏi này. Hầu hết mọi người đều bắt đầu học mà chẳng bao giờ nhận ra rằng bước tiếp đến của họ là gì và họ mất bao lâu để đi tới cuối con đường. Khi bạn bắt đầu một cuộc hành trình mà chẳng xác định một hướng đi thì thật lãng phí. Bạn có thể đạt tới mục đích nếu bạn có được bản đồ trên tay và biết mình đang đi hướng nào.

Trong tiếng Anh có khoản 600,000 từ vựng khác nhau. Con số này có thể lên tới 400,000 đến 1,000,00 đối với các ngôn ngữ khác nhau. Bạn hãy thử nhìn vào từ điển mà xem, bạn sẽ thấy một con số trung bình khoảng 300-400,000 từ khác nhau.

Đáng nhẽ ra bạn có thể học ngoại ngữ đấy. Tôi không biết bạn đang có bao nhiêu từ vựng, nhưng tôi chắc chắn rằng số lượng từ vựng bạn đã học lớn gấp nhiều lần so với số lượng từ vựng bạn có. Có vẻ như trong đầu bạn có “lỗ hổng” khiến các từ vựng cứ trôi tuột ra ngoài nhỉ?

Thậm chí kể cả khi bạn cố gắng để học từ mới mỗi ngày, điều khiến bạn có thể nhớ được lại cần nhiều nỗ lực hơn. Với khoảng 600 – 800,000 từ vựng, thậm chí nếu bạn học mỗi ngày khoảng 20 từ vựng, (dù sao thì điều này cũng không phải là kết quả tồi đâu), thì trung bình một năm bạn có khoảng 7,300 từ vựng. Bạn cứ thử tính mà xem.

May mắn thay, cuộc sống lại không khó khăn như bạn nghĩ đâu. Mọi điều trong thế giới của chúng ta xoay vần theo một nguyên tắc thú vị: nguyên tắc 80/20. Nguyên tắc này được tìm thấy bởi một nhà toán học người Ý có tên là Vilfredo Pareto. Đó cũng là lý do vì sao tôi gọi là Nguyên tắc Pareto.

Pareto đã nhận thấy rằng 80% đất sẽ có 20% là người. Ông cũng nhấn thấy con số này phù hợp với mọi lĩnh vực. Ví dụ:

20% lượng đầu vào sẽ cho ra 80% lượng đầu ra.
20% người lao động sẽ tạo ra 80% mục đích kết quả
20% số lượng khách hàng sẽ tạo ra 80% doanh thu

Thực tế thì tỉ lệ 80/20 là một biểu tưởng hơn là là một con số. Trong thực tế nó có thể là 90/10 hoặc 95/05.

Nguyên tắc này trở nên phổ biến vì nhiều người đã nhờ nó mà đưa đến quyết định bỏ thêm chi phí ( thời gian, tiền bạc, công sức…) để có được kết quả tốt nhất. Đơn giản chỉ là định vị, làm việc ít đi và có được thành quả nhiều hơn. Bạn có muốn lấy ít thời gian nhưng lại có được nhiều kết quả trong việc học ngoại ngữ không?

Điều tuyệt vời là Nguyên lý Pareto cũng hoàn toàn có thể áp dụng vào việc học ngoại ngữ. Thậm chỉ tổng số từ vựng trong tiếng anh có thể lên tới 600,000 và chỉ có một phần nhỏ trong con số đó được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày trên đất Mỹ. Shakespeare là một nhà thi hào nổi tiếng trong việc sử dụng ngôn ngữ đa dạng trong các tác phẩm nghệ thuật của mình. Nếu bạn đã từng đọc các tác phẩm của ông, bạn sẽ thấy rất nhiều từ bạn chưa từng sử dụng và chưa bao giờ nghĩ tới trong cuộc sống của mình. Nhưng thực tế thì, Shakespeare chỉ sử dụng khoảng 20,000 từ vựng trong các tác phẩm của mình.
Vậy thì với số lượng từ vựng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta thì sao? Vào đầu những năm 1930, George Zipf (1935) đã đưa ra những đề xuất mang tầm ảnh hưởng về tỉ lệ từ vựng được cống hiến,và đề xuất này được biết đến như Nguyên tắc Zipf. Ông đã nghiên cứu rất nhiều ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Anh. Ông ấy nhận ra rằng mỗi từ đều có tầm ảnh hưởng riêng. Trong tiếng anh, từ “THE” chiếm khoảng 7.5%, “OF” khoảng 3.5%. Thật đáng ngạc nhiên phải không, chỉ 130 từ ngữ có thể chiếm đến 50% số lần xuất hiện.

Nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng Người Mỹ sử dụng khoảng 2500 – 3000 các từ phổ biến trong cuộc sống của họ. Tin vui là 3000 từ vựng đó lại chiếm 95% nội dung của bất cứ các cuộc hội thoại, cuộc gọi, thư điện tử và thậm chí là sách báo.

Hay nói cách khách, thay vì học 600,000 các từ ngữ khác biệt, bạn chỉ cần tập trung vào khoảng 3000 những từ vựng phổ biến nhất nhưng vẫn có thể hiểu 95% tất cả các cuộc đối thoại, thư điện tử, báo chí và sách vở. Nếu bạn lấy 3,000 và lấy 600,000 chia cho 3,000, kết quả là 0.5%. Những từ vựng phổ biến nhất được coi là NHỮNG TỪ NGỮ LÕI. Nhiều nhà ngôn ngữ học tin rằng các từ ngữ lõi có khoảng 4,000 từ chứ không phải 3,000 từ. Một số lại tin chỉ có khoảng 2,000 từ vựng chính thôi. Nhưng tôi nghĩ con số chính xác không phải là điều quan trọng, vì vấn đề quan trọng là bạn sẽ có thể giai tiếp như thế nào bằng ngoại ngữ bằng cách chỉ tập trung vào các TỪ VỰNG LÕI đó.

Rất nhiều sinh viên cảm thấy khá bất ổn với lời đề nghị trên, vì họ hiểu gần như 100% nội dung mà họ đang muốn nghe. Họ không muốn mất đi 5% nội dung vì theo nguyên tắc trên chúng ta chỉ hiểu 95% cuộc hội thoại. Đúng, thực ra tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của họ. Ý tôi không phải mình chỉ hiểu 95% ngôn ngữ mà chúng ta đang học. Tôi đang nói về những vấn đề chúng ta cần tập trung đầu tiên. Sau khi có được một lượng từ vựng lõi và hiểu được gần hết nội dung, thì chẳng ai có thể cấm chúng ta làm tăng vốn từ vựng của mình. Tuy nhiên, nếu bạn là một người cầu toàn ở những bước đi đầu tiên, bạn sẽ mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn. Những vấn đề không được tập trung sẽ chẳng dẫn đến kết quả gì và nó còn khiến bạn mệt mỏi hơn. Trước đây rất lâu ở Trung Quốc, Sun Tzu (Tôn Tử) , một nhà chiến lược nổi tiếng về binh pháp giúp các quốc gia nhỏ đánh bại các quốc gia lớn. “Binh Pháp” đó tập trung toàn lực vào điểm yếu của quân địch. Bạn nên sử dụng chiến lược này trong việc học ngôn ngữ mới.

Một lý do khác giúp bạn tập trung vào lượng từ vựng cốt lõi là cố gắng nhớ và sử dụng một từ vựng cụ thể để rồi sử dụng từ đó một vài lần. Rất nhiều nhà ngôn ngữ học đã tin rằng một người thường cố gắng sử dụng một từ từ 5 đến 10 lần thì mới có thể nắm bắt được từ đó. Đó cũng là lý do đây không phải là một ý tưởng hay khi cố gắng ôm đồm nhiều việc một lúc.
Về cơ bản, hầu hết mọi ngôn ngữ đều tuân theo một cấu trúc nhất định rằng một tỉ lệ % nhỏ số lượng từ vựng được hình thành bởi các từ ngữ cốt lỗi. Chỉ khác là, ngôn ngữ khác nhau thì sẽ có lượng từ vựng khác nhau, điều đó có nghĩa là lượng từ ngữ cốt lõi cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số hình ảnh về việc phân bố các từ vựng và các từ ngữ tiếng Nga.

– hầu hết 75 từ ngữ được sử dụng phổ biến nhất chỉ xuất hiện 40% trong cuộc đối thoại
– hầu hết 200 từ ngữ được sử dụng phổ biến nhất chỉ xuất hiện 50%
– 524 từ ngữ được sử dụng phổ biến nhất chỉ xuất hiện 60%
– 1257 từ ngữ được sử dụng phổ biến nhất chỉ xuất hiện 70%
– 2925 tương đương 80%
– 7444 tương đương 90%
– 13374 tương đương 95%
– 25508 tương đương 99%

Giờ thì bạn đã biết được bí mật đầu tiên trong quá trình học ngoại ngữ rồi đấy. Tuy nhiên, tôi chỉ mới đề cập tới lượng từ ngữ cốt lõi thôi. Chúng ta vẫn chưa biết các từ này được sử dụng như thế nào. Thế đấy, nếu bạn cố gắng tìm kiếm trên mạng hoặc đọc trong vài cuốn sách, bạn chắc chắn sẽ tìm được một danh sách các từ vựng lõi đối với ngôn ngữ gốc của mình. Trong www.wiktionary.org mọi người sẽ thấy rất nhiều từ vựng. Một người bạn của tôi đã sưu tầm một danh sách khoảng 1500 từ vựng chính được sử dụng trong tiếng anh khi anh ấy cố gắng chứng minh năng lực tiếng Anh của mình. Nếu đây là lần đầu tiên bạn cố gắng tìm kiếm danh sách này, thì bạn chỉ đang cố thử để học cách nhớ chúng theo lối truyền thống mà thôi. Bạn có thể thử nếu bạn muốn, nhưng tôi dám cá là nó chẳng có tác dụng đâu. Nhớ một danh sách các từ vựng mà không có văn cảnh được coi là một cách thức rất tồi tệ khi học ngoại ngữ. Vì nhớ từ vựng không có nghĩa là bạn có thể sử dụng từ vựng đó. Hơn nữa khi những người bản địa nói chuyện với bạn, bạn cũng khó có thể hiểu mặc dù họ đang sử dụng chính từ vựng mà bạn đã học đấy. Nhiều người học ngoại ngữ cũng không rõ rằng lượng từ vựng cốt lõi này thực sự có, và kể cả biết, họ cũng không biết làm thế nào để sử dụng chúng một cách hiệu quả. HỌ không biết cách tiếp cận các từ vựng này chính xác như thế nào. Lý do chính là bạn cần phải NẮM BẮT ngôn ngữ, chứ không phải là HỌC NGÔN NGỮ, và rồi bạn chắc chắn sẽ không thể nhớ ngôn ngữ. Mà bạn cũng đừng có quá lo lắng về thuật ngữ NẮM BẮT hay HỌC nhé, tôi sẽ giải thích ở chương sau. Giờ hãy kiên nhẫn một chút, vì tôi vẫn chưa đi vào chủ đề chính đâu. Ý tưởng này là một điều quan trọng toi thực sự muốn bạn nắm bắt trọn vẹn trước khi tôi giới thiệu nội dung tiếp theo. Trong chương tiếp theo, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách có thể nắm bắt được lượng từ vựng cốt lõi và bạn có thể tự tin để sử dụng những từ vựng này.

Trước khi bắt đầu chương tiếp theo, tôi muốn giới thiệu một chút sâu hơn – đó là CỤM TỪ LÕI. Khi tôi đưa ra nội dung này, CỤM TỪ LÕI là cách phổi biến nhất để kết nối các từ ngữ đơn giản với nhau. Đây là lý do thứ hai bạn. CỤM TỪ LÕI cũng quan trọng như TỪ NGỮ LÕI. Chúng sẽ giúp bạn có thể nghe – nói – đọc – viết một ngôn ngữ mới nhanh hơn bằng việc nhận diện và nắm bắt cả một cụm từ chứ không phải các từ ngữ đơn lẻ. Hãy để tôi chỉ cho bạn 01 ví dụ:

Trong Tiếng Anh đời sống, bạn thường nói rằng “ Tôi sẽ quay lại ngay.” ( I’ll be right back”). Nó có nghĩa là bạn sẽ đi tới một nơi nào đó và sẽ nhanh chóng trở lại. Bạn hiếm khi sử dụng bất cứ cách nào khác để diễn đạt ý này khi bạn nói. Nếu một người học Tiếng Anh cố gắng để nhớ các từ ngữ đơn lẻ và sau đố cố mà đặc chúng lại với nhau, thì điều này chẳng hiệu quả là mấy. Thực tế thì, để nhớ và gợi nhắc lại một cụm từ dài hoặc một cầu dài lại dễ dàng hơn là nhớ các từ vựng đơn lẻ. Điều đó hoàn toàn đúng khi bạn cố gắng phát triển kỹ năng nghe của mình vì bạn có thiên hướng nhân dạng và hiểu các cụm từ dài nhanh hơn các từ ngữ đơn lẻ. Cũng giống như bạn nghe nhạc vậy. Nếu bạn chỉ cố bật một vài âm tiết, bạn có thể sẽ không nhớ nổi cả bài hát. Nhưng công việc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn nhớ một đoạn giai đoạn của bài hát đó.

Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn nói ngoại ngữ. Nếu bạn sử dụng các cụm từ thường gặp người bản địa sẽ hiểu nhanh hơn điều bạn muốn truyền tải kể cả khi khả năng phát âm của bạn chẳng mấy tốt cho lắm. Ví dụ, nếu tôi hỏi một người mỹ rằng “ is your health good?”, anh ấy sẽ chẳng hiểu gì đâu. Đơn giản vì chẳng người Mỹ nào nói cách đó cả, mặc dù về mặt ngữ pháp câu này lại hoàn toàn đúng. Nói cách khác, góc độ âm thanh của cụm từ này không giống như những gì họ biết. Tuy nhiên, nếu tôi hỏi “ how are you” hoặc “ how are you doing”, người mỹ sẽ ngay lập tức hiểu cho dù tôi phát âm có chán thế nào đi chăng nữa.

Nói tóm lại, học theo cách người bản địa học, sử dụng những từ ngữ và cụm từ phổ biến thôi. Đó là cách tốt nhất giao tiếp hiệu quả khi bạn học ngoại ngữ. Tôi gọi đó là “ đánh cả cụm” . Giờ thử chuyển sang chương tiếp theo để biết làm thế nào bạn có thể nắm bắt được từ ngữ lõi nhé.”


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *