Kiểm tra miễn phíĐăng ký kiểm tra và tư vấn miễn phí

05 BƯỚC HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ – CHƯƠNG 7: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CỦA BẠN


“[Bản dịch của cô giáo Minh Trang aroma]

“Về cơ bản, chẳng cõ cái gọi là nỗ lực, chỉ có thứ gọi là tiến trình” ( FREDERICK DOUGLASS)

Một trong những lý do lớn nhất lý giải tại sao những người học ngoại ngữ không thể nói trôi chảy: Vì người đó không thực hành thường xuyên. Nói – Giao tiếp dường như là một nội dung khó nhất trong quá trình học ngoại ngữ. Điều này cũng dễ hiểu thôi.

Trước tiên thì kỹ năng nói không phải là kỹ năng đơn giản. Để thể hiện được ý tưởng của mình,người nói phải kết hợp suy nghĩ của mình với “lưỡi, miệng, môi, hơi thở….”. Bạn cũng có thể không nhận ra được tính phức tạp của ngôn ngữ mẹ đẻ vì bạn đã nhận được ngôn ngữ đó khi bạn chỉ còn là đứa trẻ. Vậy, bạn hãy thử nhớ lại khoảng thời gian bạn tập lái xe đạp nhé, bạn sẽ thấy mình kỳ quặc thế nào khi cố gắng kết hợp mắt (để nhìn đường), tay (để kiểm soát ghi đông) và chân (để điều khiển pê đan). Lúc đó, bạn đã cần một khoảng thời gian nhất định để tập đi tập lại cho nhuần nhuyễn. Nhưng khi bạn nắm vững được cách đạp xe, bạn cứ như vô thức kiểm soát các hành động đó – như thể bạn sinh ra để đạp xe vậy. Và với việc nói một ngoại ngữ cũng như vậy. Bạn trông thật long ngóng và vụng về khi cố gắng lựa chọn từ ngữ để nói. Bạn không chắc chắn rằng mình sẽ kết hợp các từ vựng riêng lẻ này như thế nào. Bạn cũng khó có thể có được sự nhuần nhuyễn của ngôn ngữ cơ thể chính xác như bạn muốn. Bạn thấy giao động và ngập ngừng khi muốn cất lên lời.

Một lý do nữa khiến người học cảm thấy miễn cưỡng khi nói ngoại ngữ, đó là vì họ sợ sai. Thực tế, rất nhiều người đối mặt với nỗi sợ này, chỉ khác là ở mức độ khác nhau. Nhiều nhà tâm lý học gọi đó là “nỗi lo thất bại”. Nếu bạn chú ý, nỗi lo này tồn tại ở khắp nơi. Ví dụ , khi bạn chỉ mới là đứa trẻ, bạn sợ phải trả lời câu hỏi của giáo viên, nhưng không dám nói. Có thể, bạn đã từng trải qua những tình huống tương tự. Bất cứ khi nào bạn bắt đầu một điều gì mới, ví như sang tạo ra một động cơ máy, viết một bài hát hay khởi nghiệp, bạn đều đối mặt với nỗi sợ này. Do vậy, bạn phải làm thế nào để vượt qua nó? Ralph Waldo Emerson nói rằng “Hãy làm những điều bạn sợ, nỗi sợ là điều hiển nhiên thôi. “ Tôi thì không đồng tình với quan điểm nãy, do vậy cứ cố gắng và nói thôi.

Thi thoảng, nhiều người không biết phải bắt đầu từ đâu. Có thể, họ không biết mình sẽ phải nói chuyện với ai và nói những gì. Ở Việt Nam, những ai học tiếng anh đều đối mặt với rào cản “môi trường nói” nơi mà mà họ thực hành các kỹ năng giao tiếp. Rất nhiều người đã chi nhiều tiền vào các khóa học ngoại ngữ đắt đỏ nơi nhiều người nước ngoài “được thuê về đơn giản chỉ để nói chuyện với người học.” Giờ, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này từng bước một, điều quan trọng là nếu bạn muốn nói ngoại ngữ, bạn phải cố gắng cất tiếng dù bất cứ giá nào.

VẬY TÔI CẦN BAO NHIỀU TỪ VỰNG ĐỂ CÓ THỂ NÓI TỐT

Hầu hết người học đều cố gắng trì hoãn việc họ của mình chỉ vì họ cảm thấy nền tảng từ vựng của mình thiếu thốn ví dụ như “ ngữ pháp của tôi yếu lắm”, “tôi chỉ biết vài từ thôi”… là một vài điều tương tự tôi vẫn thường nghe. Vấn đề là họ không thể xác định được họ mang trên mình lượng ngữ pháp hay từ vựng thế nào là “vừa đủ”. Do vậy, thực hành và cố gắng nói ngoại ngữ luôn là vấn được được trì hoãn và có thể là trì hoãn mãi mãi. Vậy, bạn thực sự cần lượng từ vựng như thế nào để nói được ngoại ngữ thành thạo. Hãy thử xem ví dụ này nhé:

Bài viết số 1:

A business plan serves two purposes: It’s an organizing tool for you, to help you simplify and clarify your business goals and strategy. And it’s also a document that sells your business idea and demonstrates that your product or service can make a profit and attract funding.

“”A completed and well-thought-out business plan also acts as a touchstone or litmus test against the reality of your business operations once you open its doors. It should be a guidebook for your business…telling you what you should be doing and how well you’re doing it,”” says Frank Fiore, author of Write a Business Plan in No Time (Que Publishing). “”A business plan also acts as a dry run for your business even before it starts. It’s actually a written description of your business’future.””

As a selling tool, your business plan should sell others on your business and give you confidence that your hard-earned money will be well-spent on an idea that can succeed. Over the long term, your plan is likely to be read by potential investors,lenders, strategic partners, and even management candidates, Fiore says.

The Vital Ingredient

As such, it certainly should reflect your company’s unique style and sales proposition, says Linda Pinson, a business-plan software developer and author of Anatomy of a Business Plan (Dearborn Trade Publishing).

“”A business plan doesn’t have to be dry at all. The whole idea is to write statements that are powerful and tell who you are. If you want to get across that your company will be a fun and valuable place, your business plan should reflect that,”” Pinson says. “”There’s nothing that precludes you from building your personality into the business plan. In fact, if you’re the vital ingredient, and you fail to inject yourself and what you’re bringing to the business, it won’t be a proper business plan.””

Although the text you write can build in a playful but smart tone that presents your style, remember not to skimp on the numbers and charts that are essential to proving your concept. “”When it comes to the financial part of your plan, that’s where you’ll take the personality out and let the numbers speak for themselves.They should reflect what you said in the text and translate that tone into the revenues your company can earn,”” Pinson says. Good luck!

Giờ thì tôi muốn viết lại nội dung trên bằng chính văn phong hang ngày – với những từ ngữ đơn giản, và bạn thử nhìn đoạn văn dưới đây nhé:

Today, we are going to talk about a business plan, what it is and how to make a good one.

So, why do you need a business plan? Well, there are basically two reasons for that. Firstly, it is a tool. It helps you be clear about what you are going to do with your business. When you write things down, everything is going to be very clear, for example, what your goals are, what your strategy to achieve your goals is and so on. Secondly, if you want to have other people put money into your business, a business plan will tell them about your idea, your products or services and how you can make profit for them. Of course, they want to get profit in the future;otherwise, they won’t put their money into your business, right?

If you write your business plan carefully, you can use it to compare with reality when you are actually running the business. It tells you where to go, what to do and how well you are doing your business. A business plan will also help you rehearse before you start. It is actually a written description of your business future.

As a selling tool, your business plan shows other people how you (and they) would
be able to make money with the business. In the future, the plan might be read by
those who want to put money into your business, such as a bank or a fund.

Because of these reasons, a business plan should tell you about the style of the business. And it has to answer the question: “What is the selling point?” A business plan doesn’t have to be dry at all. The idea is to write something powerful and to tell who you are. If you want to tell people that your company will be fun and valuable, you should talk about that in your business plan. You are free to put your personality into your plan. In fact, if you are an important part of the business, you should include yourself in the plan.

Even though you can have your own writing style in the business plan, please remember that numbers and charts are very important to show people why your business idea will really work. When it comes to the financial part of your plan,that’s where you’ll take the personality out and let the numbers speak for themselves. Those numbers need to support what you said earlier and tell people how much your company will make.

Khi đem bài viết số 1 và bài nói số 1 ra so sánh bạn sẽ thây sự khác biệt về mặt từ vựng rất lớn được sử dụng trong bài viết hơn là bài nói. Trong bài viết này, có 168 từ vựng khác nhau được sử dụng. Tuy nhiên trong bài viết, số lượng từ vựng chỉ là 147. Bạn đầu con số này dường như chẳng có gì khác biệt. Nhưng những người học tiếng anh sớm sẽ nhận ra rằng nội dung bài nói sử dụng ngôn ngữ đơn giản hơn bài viết. Để cắt nghĩa vấn đề này rõ rangf hơn, hãy nhìn vào ví dụ sau:

BÀI VIẾT SỐ 02
***
More than half of all U.S. businesses are based at home. These companies often are dismissed as quaint hobbyist ventures, but new research suggests that’s a mistake. An estimated 6.6 million home-based enterprises provide at least half of their owners’ household income. Together these “”homepreneurs”” employ one in 10 private-sector workers, and by many measures they’re just as competitive as their
counterparts in commercial spaces.

Ask Stephen Labuda, the 35-year-old president of Agency3, a Web development firm he runs from his home in Cambridge, Mass. A former programmer at
Deutsche Bank (DB), Labuda started building Web sites as a side job in 2003 and took the venture full time three years later. Agency3’s revenue is in the millions, and Labuda is about to hire his fifth employee, who will work remotely, like the rest of the staff and the slew of contractors he taps. “”I’m not intending to go rent office space,”” he says.

You can trace the rise of home-based businesses to the early days of telecommuting
in the 1980s and the mass adoption of the Internet in the 1990s. Cloud computing, online collaboration, and smartphones have accelerated the trend, and recent research clarifies the economic significance of companies like Labuda’s.

“”We’re seeing more and more home-based businesses that are real businesses,”” says Steve King, who coauthored the new report with his wife, Carolyn Ockels. (The
couple runs Emergent Research, a small research and consulting shop, from their
home in Lafayette, Calif.) The pair analyzed U.S. Census data and Small Business Administration research, along with data from the Small Business
Success Index, a survey of 1,500 companies sponsored by Network Solutions and
the University of Maryland’s Robert H. Smith School of Business.

In some of these companies, the operations are concentrated in the owner’s home.Others use their residence as a headquarters but do most of their work at clients’ homes or offices. The variety of home-based businesses cuts across industries, but the top sectors are business and professional services, construction, retail, and personal services.

A few trends are driving the growth of sophisticated home businesses. First, technology has made it easier to start and run a business from anywhere. But just as important, there has been a change of consciousness in the business world to
recognize home-based enterprises as legitimate.

Labuda has seen that shift at Agency3. “”When I first started, I really felt compelled to go rent an office. I felt like in order for me to be taken seriously as a business, I had to have an office that my clients could come to,”” he says. It didn’t matter—clients didn’t want to visit him. Labuda meets most of them at their businesses or at coffee shops. He also uses on-demand office space, where he can rent a conference room by the hour, if needed.

Now, Labuda never feels that his working from home damages Agency3’s credibility. Instead, it’s a selling point. “”It’s reflected in our pricing that we don’t have the same kind of infrastructure costs and fixed costs that some of our competitors do,”” he says.

King predicts that as large companies try to reduce their fixed costs by outsourcing
business functions, small home-based enterprises will play an even larger role in the
economy. “”Over the next 20 to 30 years, you could see the percentage of people who are self-employed and home-based double, potentially,”” he says.

===
VÀ DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI NÓI SỐ 2

More than half of all U.S. businesses are based at home. People often think that these companies are not serious. Many even think that they are doing it for fun. That’s not true! There are about 6.6 million companies like these in the US, and their owners are making really good money. Half of their family income is actually coming from these home-based businesses. One in ten employees of private companies in the US are working for home-based businesses. In fact, research shows that these types of businesses are just as competitive as companies working out of office buildings.

Stephen Labuda is the 35-year-old owner of Agency3. He has a website building company running at his home in Cambridge, Massachussets. He used to work for Deutsch Bank. Labuda started building websites as a side job in 2003. He started his company three years later. The business is now making millions of dollars, and Labuda is going to get his fifth employee. Just like the company’s owners, many employees in Agency3 do not work at the company office; they can work from home or anywhere they want to. The new employee is going to do the same. Labuda says that he is not going to have an office.

The number of home-based businesses increased very fast in the 1980s. As people
used the Internet more and more in the 1990s, the numbers kept increasing even faster. “We are seeing more and more home-based businesses that are real businesses”, says Steve King. Steve King and his wife did a study using data from
the US Census, Small Business Administration and Small Business Success Index. They also used data from the survey of 1500 companies by Network Solutions and the University Maryland’s Robert H. Smith School of Business.

In some of these companies, they do most of the work at the owner’s home. Others
use their home as headquarters and do most of the work at the customers’ home or
offices. These home-based companies are normally business and professional
services, construction, retail, and personal services.

Because of many reasons, there are now more and more home-based businesses.Firstly, technology has made it easier to start and run a business from anywhere. Secondly, people have changed their thinking about this type of businesses.

Labuda has seen that change at Agency3. “When I first started, I did want to rent an office. I was thinking that to make my business look serious, I need an office that my customers could come to”, he says. But in fact, it was not that important. His customers did not want to go to see him. He normally goes to see them at their offices or in a café. Labuda also uses office service that he can pay by
the hour, if needed.

Now, Labuda thinks that working at home does not affect his credibility. In fact,it is a good selling point. “As we don’t have an office, we can lower our costs compared to other companies that are running in office buildings”, he says. Steve King thinks that big companies now want to reduce their costs by having other companies do some parts of their work for them. And these parts of work can be done by home-based companies. That is why there will be more and more new home-based businesses. The number might increase two times in the next 20 or 30 years.

Sau khi đọc được bài viết số 02, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được một vài từ vựng (chính xác khoảng 195 từ), đã không xuất hiện ở Bài viết số 1. Nói cách khác, ở đó có 362 từ để tạo nên hai vài viết này, trong khi ở bài nói số 02, chúng ta chỉ sử dụng 78 từ vựng nếu đem so sánh với bài viết số 1. Điều đó có nghĩa là chỉ có khoảng 225 từ vựng khác biệt giữa hai đoạn nói.

Điều bạn có thể quan sát thấy ở đây là lượng từ vựng được sử dụng vẫn tăng lên ở các bài báo. Ngược lại, số lượng từ vựng được sử dụng ở các bài nói lại giảm xuống đáng kể. Trong cuốn sách này, tôi chỉ đưa ra hai ví dụ điển hình chủ yếu không làm mất thời gian của bạn. Nhưng, khi tôi trải nghiệm thực sự vấn đề này với một số ví dụ khác, tôi đã có được mô hình dưới đây.
Vậy con số này nói gì với bạn? Nó chỉ ra rằng để thể hiện được suy nghĩ của mình, bạn không nhất thiết phải biết quá nhiều từ vựng khác nhau. Như tôi đã minh họa ở hình ảnh trên, bạn chỉ cần biết một lượng từ vừa đủ để nói ngoại ngữ. Nhưng lượng từ này không lớn như bạn đã từng nghĩ vì bạn có thể sử dụng một số từ nhiều lần để diễn tả các nội dung khác nhau. Tôi chưa từng đếm chính xác tôi thực sự đã sử dụng bao nhiều từ vựng bằng tiếng anh. Nhưng theo tôi ước tính, khi tôi nói chuyện với một đối tác nước ngoài, tôi sử dụng khoảng từ 600- 700 từ, dù đó là cuộc gặp mặt trực tiếp hay đó là cuộc trao đổi qua điện thoại. Nhưng, tôi có thể nói chuyện thành tạo khi giới thiệu về một dự án mới nhằm thương thảo hợp đồng.

Thực tế mà nói để đọc hay nghe một nội dung nào đó, bạn cần phải có một lượng từ vựng lớn hơn lượng từ vựng cần thiết cho kỹ năng nói. Đó là vì khi người bản địa viết một bài báo hay trao đổi trên truyền hình, họ có thiên hướng sử dụng một loạt các từ đồng nghĩa – điều đó khiến cho cuộc trao đổi của họ thêm hấp dẫn. Thử nhìn lại ví dụ trên, bạn có thể thấy tác giả đã sử dụng nhiều từ đồng nghĩa : – company, firm, enterprise, business – trong khi tôi đơn giản thì chỉ sử dụng hai từ : company hoặc business. Câu hỏi bạn có thể đặt ra là “ Nếu tôi học và biết khoản 3000 từ vựng lõi, vậy tại sao tôi chỉ sử dụng có được từ 6 -700 từ vựng?”. Câu trả lời nằm ngay ở đó thôi. Lỗ hổng giữa “hiểu” và “biết’ là lớn. Để giúp bạn thấy rõ, để “nhận diện” một từ vựng và để “biết cách sử dụng” một từ vựng thành thạo là hai vấn đề khác nhau. Đó là lý do tại nhiều người học ngoại ngữ có thể đọc và nghe tốt nhưng chẳng mấy tốt về nói – giao tiếp. Những tình huống như vậy chỉ ra rằng những người học đó có thể “nhận diện” một số lượng từ vựng nhất định, nhưng lại khó có thể sử dụng thành thạo những từ vựng đó. Họ thường khó “nắm bắt” được các từ vựng đó. Không may thay, hầu hết người học không nhận ra được vấn đề này vì họ không biết rằng mình có đủ số từ vựng cần sử dụng. kết quả là họ cố gắng học càng nhiều từ vựng càng tốt mà không biết rằng làm điều đó chỉ giúp họ nói chẳng mấy thành thạo cả. Khi tôi chia sẻ ý tưởng này với học viên của tôi, rất nhiều người đã nhận ra rằng lượng từ vựng họ có được là vừa đủ. Tôi không hề phóng đại sự việc khi tôi nói rằng” bản thân tiềm thức trong người học đã có thể nói ngoại ngữ rồi. Nếu bạn là một trong số họ, thật may mắn. bạn có thể nói thành thạo bằng cách thực hành một số kỹ thuật tôi sẽ nói ngắn gọn với bạn dưới đây.

NÓI NGOẠI NGỮ THÀNH THẠO VÀ PHÁT ÂM CHUẨN LÀ HAI CÂU CHUYỆN KHÁC NHAU

Trước khi giải thích dòng chữ trên, hãy để tôi tóm tắt lại một số điều bạn đang hiểu nhé. Trước hết, tôi đã giới thiệu cho bạn về “từ vựng lõi” và hướng dẫn bạn làm thế nào có thể nắm bắt được “từ vựng lõi” khi đọc và nghe. Rồi, tôi đã đề cập tới kỹ năng viết và tầm quant rọng của kỹ năng viết trong việc phát triển kỹ năng nói của bạn. Ở những chương đầu tiên, bạn đã nhận ra rằng bạn có thể giao tiếp mà không cần biết quá nhiều từ vựng nhưng bạn phải thành thạo với những từ vựng mà bạn biết. Giờ chúng ta sẽ chuyển sang bước tiếp theo – ở bước này bạn có thể tự tin nói và thành thạo – ở mức độ mà nhiều người học mất hang nằm để đạt được kết quả. Bạn sẽ không thấy mệt mỏi khi cố gắng sử dụng đúng từ vựng, bạn sẽ nói thật thoải mái.

Tiêu đề của phần này có thể đã đưa ra một dấu hiệu nào nảy sinh trong đầu bạn. Nhưng, điều quan trọng vẫn cản trở người học phát triển được kỹ năng nói của họ là họ không biết làm thể nào để phá bỏ được vấn đề này từng bước một. Họ không nhận ra rằng việc thành thạo và phát âm là hai vấn đề khác nhau. Tôi đã khám phá ra điều này khi tôi cố gắng học nhảy. Tôi đã khám phá ra một số điểm chung khi tôi học ngoại ngữ và học nhảy, tôi băn khoăn sao rất nhiều người có thể lướt nhẹ trên sàn nhảy khi tôi cố gắng đi từng bước một. Rồi một ngày,tôi gia nhập câu lạc bộ Cha Cha. Như bạn biết đấy, thầy hướng dẫn đã nói với tôi ( tôi và một số người học khác) để đặt tay chống nạnh. Rồi anh ấy hướng dẫn tôi các bước nhảy, ban đầu 1,2 cha cha, 1,2, cha, cha, cha…. Khi chúng tôi thực hiện các bước này, anh ấy đã yêu cầu chúng tôi không di chuyển hông và nâng chân như thế chúng tôi đã diễu hành trong quân đội. Ngày đầu tiên, chúng tôi đã học diễu hành Cha Cha và các nhịp đếm của thày hướng dẫn và với âm nhạc. Với cả ngày đầu tiên, anh ấy đã không dạy chúng tôi bất cứ động tác di chuyển hông nào. Nhưng cuối ngày, chúng tôi có thể bước chính xác theo như nhạc kể cả khi chúng tôi vừa nói vừa thực hành. Chúng tôi có thể nhảy thoải mái.

Ngày hôm sau, giáo viên đã bắt đầu hướng dẫn chúng tôi lắc hông.Chúng tôi chỉ học cách đứng tại một chỗ và thực hành lắc hông thôi. Cuối ngày, thày giáo đã giành 10 phút hướng dẫn làm thế làn để lắc hông theo điệu “cha cha cha” mà chúng tôi đã thực tập ngày hôm qua. Thực sự là chúng tôi rất ngạc nhiên khi chúng tôi có thể nhảy – cảm giác giống như những người nhảy chuyên nghiệp trên vô tuyến vậy. Để giải thích cho phương pháp của thày, thì thày đã nói rằng thực sự rất khó cho người học để vừa học bước đi và vừa học lắc hông cùng một lúc. Người học sẽ thấy bị sao nhãng và họ không thể có các bước nhảy đúng trong khi họ còn lo lắng quá nhiều về chuyển động của hông hay ngược lại. Đoi chân của họ có thể bước sai, và họ sẽ lại lỡ mất nhịp của giai điệu thôi. Tư thế của họ trông thật kỳ quặc. “Đi theo những bước cơ bản và chuyển động hông nhịp nhàng là hai điều khác nhau đấy.”

Giờ hãy thử quay lại vấn đề của chúng ta nhé. Điều tương tự cũng đến khi chúng ta học ngoại ngữ thôi. Như tôi đã nói trước đó, bạn cần phải thực hiện 02 nhiệm vụ khi bạn nói:

– Trước hết, não bạn bắt đầu cố gắng kiếm tìm các từ vựng thích hợp và đặt chúng vào một trật tự nhất định
– Thứ hai, bạn phải cố gắng để kết hợp mồm, môi và lưỡi…để làm sao cho phát âm từ đó thật chuẩn

Ngay từ những âm thanh đầu tiên bạn nói, tai của bạn nghe thấy được chúng, và bạn bắt đầu luẩn quẩn “Ôi giời, tôi dường như chẳng phát âm đúng chút nào”. Vô thức, dòng suy nghĩ đó tác động ngay vào quá trình học tập đầu tiên của bạn khiến bạn lại quên đi việc lựa chọn và lọc từ vựng phù hợp. Thay vào đó, những thứ luẩn quẩn trên tác động vào quá trình thứ hai và khiến cho khẩu hình miệng của bạn chẳng có biến chuyển nhẹ nhàng hơn, mà chỉ trở nên khó khăn hơn. Và hiển nhiên, kết quả là bạn đã lựa chọn từ sai, rồi đặt chúng ở vị trí hỗn độn và phát âm sai nữa.

Để giải quyết vấn đề này, tôi nghĩ bạn nên áp dụng 01 phương pháp được gọi là “cha cha cha”. Tôi gọi đó là phương pháp 03 bước. Giống như các phương pháp mà tôi đã chia sẻ với bạn ở trước, dễ để thực hiện thôi mà. Với những kỹ thuật đó, bạn sẽ phát triển kỷ năng nói của mình theo 03 bước.

Bước 1: Trôi chảy

ở bước này, bạn sẽ chỉ cố gắng để nói sao cho trôi chảy. Quan niêm cốt lõi là bạn cần phải gạt vấn đề phát âm của bạn sang một bên. Khi bạn thực hành nói, bạn đừng có quan tâm gì đến việc phát âm của mình, đơn giản chỉ nói khi cảm thấy thoải mái nhất. Hãy thử nghĩ về điệu “cha cha cha” nhé. Bạn có thể nói bằng âm giọng tiếng mẹ đẻ mà bạn muốn, và đừng cố gắng để nhấn nhá theo tiếng anh làm vì. Tóm lại, việc bạn cần làm là tập trung vào lựa chọn từ vựng và đặt chúng theo trật tự phù hợp nhất.

Một số người vẫn băn khoăn hỏi nếu nói như vậy điều đó có ảnh hưởng tới phát âm của tôi trong tương lại không. Câu trả lời của tôi là KHÔNG. Tôi đã từng áp dụng chính phương pháp này và giờ thì chia sẻ cho rất nhiều học viên đấy. Tôi chưa nhìn thấy bất cứ một tác hại nào với phát âm của tôi cả.

Nếu bạn còn nhớ điều tôi đã từng chia sẻ ở chương số 06, bạn sẽ nhận thấy rằng bước này có phần rất gần với viết. Khi bạn viết, bạn cần phải lựa chọn từ phù hợp và đặt chúng sao cho đúng. Giờ, bạ chỉ cần thực hiện một quá trình tương tự, nhưng thay vì là viết, thì bạn sẽ nói. Không hề khó, phải không?

Bước 2: Thực hành phát âm tách biệt

Ở bước này, bạn sẽ tập trung vào việc “đánh bóng” khả năng phát âm của mình. Hiển nhiên là tôi không cần tách biệt với bước 1. Bạn có thể song song cùng thực hành 02 bước với nhau. Nhưng hãy nhớ rằng bạn phải tách biệt hai quá trình nào khi học, có nghĩa là sẽ học trong 02 thời điểm khác nhau, để tăng cường khả năng nói trôi chảy của bạn trước đó. Chỉ để tập trung vào phát âm và gạt vấn đề hình thành câu, bạn cần đọc to hay vì nói. Khi bạn đọc, câu bạn đọc vẫn ở đó, do vậy bạn chẳng cần phải lo lắng sẽ lựa chọn từ vựng và đặt chúng ở đâu cả. Quá trình này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc phát triển khả năng phát âm của mình. Ở chương trình, bạn sẽ nói nhiều hơn về việc phát âm giống người bản địa.

Bước 3: Đặt song hành hai bước trên

Khi bạn thực sự sẵn sàng – tất nhiên còn phù thuộc vào năng lực và khả năng đánh giá và cảm nhận của bạn sau 02 quá trình trên, sai khi hình thành được câu một cách thoải mái và tốt hơn về vấn đề phát âm. Tất nhiên, điều này về cơ bản nói dễ hơn làm :D. Nhưng bạn cần phải xác định rằng mình phải nỗ lực và chăm chỉ, thì bạn mới có thể đạt được kết quả nhanh chóng.

Nếu bạn quay trở lại một vài chương trước, bạn sẽ nhận thấy một khung làm việc ở đó bạn có thể hình thành các bước thực hành. Khung làm việc được miêu tả như sau:

Nắm một lượng lớn từ vựng/cụm từ chung bằng phương pháp đọc tự do và định hình âm thanh
Bắt đầu bước thực hành nói bằng kỹ năng viết tự do. Càng viết tự do nhiều, bạn càng có thể lựa chọn từ vựng và lọc chúng theo đúng mong muốn của bạn
Phát triển khả năng nói trôi chảy bằng việc nói tự do- không quan tâm nhiều tới phát âm. Nếu bạn có thể viết, bạn có thể đọc to chúng lên.
Phát triển khả năng phát âm bằng cách đọc to tài liệu bất kỳ.
Cải thiện và đánh bóng khả năng nói bằng phát âm

Như bạn thấy, nói ngoại ngữ có vẻ như khó khăn, nhưng khi bạn bẻ nhỏ quá trình nói thành các bước thực hành đơn giản thì mọi thứ đều có thể làm được. giờ bạn có thể thử nghiệm với chương tiếp theo để biết làm thế nào bạn có thể phát âm giống như người bản địa.


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *