Kiểm tra miễn phíĐăng ký kiểm tra và tư vấn miễn phí

Thu nhập khủng của cô giáo nước ngoài dạy tiếng anh tại Việt Nam


Dạy tiếng Anh tại Việt Nam, với cô giáo Amy, đó là công việc đầy thử thách nhưng điểm cộng là lũ trẻ đáng yêu và thu nhập cao

Trên một trang web kể về những chuyến đi khám phá, cô gái trẻ Amy đã viết về trải nghiệm dạy tiếng Anh ở Việt Nam trong hành trình du lịch của mình.

Trên một trang web kể về những chuyến đi khám phá, cô gái trẻ Amy đã viết về trải nghiệm dạy tiếng Anh ở Việt Nam trong hành trình du lịch của mình.

giao-vien-nuoc-ngoai-day-tai-viet-nam-1

Năm 2013 khi lên kế hoạch cho chuyến đi vòng quanh thế giới, tôi chưa hề nghĩ đến việc mình sẽ đến Việt Nam để dạy tiếng Anh cho trẻ 5 tuổi.

Tại London, tôi làm nghề viết văn online. Tôi tiếp tục làm freelance trong 6 tháng đầu tiên của chuyến đi khi qua New Zealand, Australia và châu Á. Tôi không quen với không khí ồn ào trong các lớp học hay cảm giác cầm viên phấn trên tay. Vậy lý do gì đã dẫn tôi tới Việt Nam?

Khi bắt đầu chuyến đi, tôi nhận ra rằng tiền tiết kiệm của mình cùng với người bạn đồng hành không đủ để giúp chúng tôi trang trải được lâu, dù có thêm khoản thù lao freelance.

Sau một thời gian, số dư trong tài khoản dần cạn kiệt, nhưng thú vui du lịch và khám phá khiến cả hai chưa muốn dừng lại. Do đó, chúng tôi lên kế hoạch để tạm thời dừng chân ở đâu đó, vừa du lịch vừa kiếm tiền. Chúng tôi tìm hiểu về việc dạy tiếng Anh ở châu Á.

Với người bạn đồng hành của tôi, Andrew, dạy tiếng Anh là lựa chọn hiển nhiên vì anh là một giáo viên ở Anh. Về phần mình, tôi hoàn toàn không biết cách phải xoay xở như thế nào trong lớp học.Tôi không hề có kinh nghiệm với trẻ em và cũng không có gì ngoài một khóa huấn luyện kỹ năng sư phạm. Vậy, việc dạy tiếng Anh ở Việt Nam như thế nào?

Kiếm được việc làm ở Việt Nam khá dễ dàng. Phần khó ở chỗ bạn phải học cách dạy, kiểm soát một lớp học với 50 đứa trẻ ồn ào; học cách làm việc và sống tại một nền văn hóa khác hẳn. Sau đây là một thử thách lớn nhất mà tôi gặp phải:

Đối mặt với sự vô tổ chức

Phải mất hai tháng để trung tâm ngoại ngữ mà tôi làm việc thiết lập lịch trình dạy của tôi. Trong khoảng thời gian đó tôi được cử đến nhiều trường khác nhau trong khắp thành phố. Tôi thường xuyên gặp phải tình trạng chỉ được thông báo một ngày trước lịch dạy, do đó có rất ít thời gian chuẩn bị cho bài giảng. Chúng tôi cũng thường xuyên thúc giục trung tâm gửi tài liệu cần thiết cho việc dạy.

Tôi là một người rất có kế hoạch, do đó tình trạng hỗn độn này khiến tôi cảm thấy không thoải mái. Ngay cả Andrew, bạn đồng hành của tôi, là vua của việc hoàn thành kế hoạch vào phút chót mà cũng không chịu nổi với sự vô tổ chức kiểu Việt Nam.

Ốm đau

Kể từ khi đến Hà Nội tôi đã phải đánh vật với các trận ốm. Tôi phát hiện ra rằng trường học là nhà máy mầm bệnh khổng lồ mà hệ miễn dịch yếu ớt của tôi không thể chống đỡ. Theo nhiều giáo viên đi trước, các trận ốm và việc bị mất giọng là rủi ro thường gặp trong năm đầu tiên. Thế nhưng tôi mất giọng chỉ sau hai buổi dạy đầu, dù có sự trợ giúp của micro nhưng cổ họng vẫn bị đau thường xuyên sau đó.

Vấn đề ngôn ngữ

Chúng tôi chỉ dùng duy nhất tiếng Anh trong lớp học, nhưng điều này khá khó khăn với các học sinh lớp một và lớp hai. Những bạn nhỏ này vốn nói rất ít tiếng Anh hoặc không biết chút nào. Dù có trợ giảng người Việt dịch giúp các hướng dẫn cần thiết, việc học cách dạy tiếng Anh cho trẻ chưa biết chút tiếng nào là một thử thách lớn.

Khác biệt văn hóa

Chúng tôi đã lường trước rằng trường học ở Việt Nam rất khác ở Anh, nhưng vẫn khó thích nghi với một số khác biệt văn hóa. Một trong những thứ gây sốc nhất với tôi là các giáo viên Việt Nam được phép đánh trẻ con khi trẻ mắc lỗi, dù chỉ là đánh nhẹ như tôi từng thấy. Andrew cũng từng chứng kiến một giáo viên xách tai một đứa trẻ. Tuy vậy, giáo viên trợ giảng cho tôi biết rằng việc đánh học sinh đang trở thành một vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam.

Quy mô lớp học

Tại trung tâm tiếng Anh, mỗi lớp có khoảng 20 đến 25 trẻ. Còn ở trường công, phòng học bé, thiếu điều hòa nhưng có tới 50 học sinh hoặc thậm chí hơn. Kể cả với sự trợ giúp của micro và giáo viên trợ giảng, vẫn rất khó để kiểm soát một lớp học quá đông như vậy. Đặc biệt là các em nhỏ thường xem giờ dạy của giáo viên nước ngoài như “thời gian vui vẻ”. Đối lập với một lớp học kiểu Việt, hầu hết là sự im lặng bao trùm và rất nhiều hoạt động viết, lớp của chúng tôi tập trung vào nghe và nói, và chơi trò chơi, nhiều hoạt động ồn ào. Thêm vào đó, chúng tôi không được trao quyền duy trì kỷ luật, không được phạt trẻ ra khỏi lớp. Do đó, rất khó để kiểm soát một lớp học đông.

Những điểm cộng của công việc dạy học

Sau hai tháng đầu tiên, tôi chính thức ổn định với nghề dạy. Tôi nhận ra nghề này có nhiều điểm cộng đủ sức đánh bật những thử thách kể trên

Lũ trẻ

Tôi chưa bao giờ làm việc với trẻ con trước đó và cũng không thấy có mong muốn này. Thực ra kế hoạch của tôi là dạy người lớn hoặc ít nhất là thanh thiếu niên. Do đó khi biết rằng mình được xếp lớp trẻ con, tôi đã rất lo lắng. Nhưng cuối cùng hóa ra lũ trẻ lại là phần hay ho nhất của công việc (đôi khi là phần tệ nhất). Đúng là chúng ồn ào, bướng bỉnh và thích đánh nhau nhưng rất sáng tạo, hài hước và nhiệt tình. Cho rằng chúng tôi là những người mang đến trò chơi, bài hát, nên lũ trẻ luôn vui khi nhìn thấy chúng tôi. Chúng tôi có cảm giác như mình là anh hùng được chào đón bất cứ khi nào xuất hiện, chào “high-five”, ôm và nói “hello” với chúng.

Những thử thách

Dạy học là thử thách lớn. Tôi phải vận dụng giọng nói lớn nhất, hao tốn sức khỏe nhất và việc phải tỏ ra nghiêm khắc với lũ trẻ thực ra rất khó khăn. Nhưng may mắn là tính kỷ luật và thói quen luôn lên kế hoạch đã hữu ích và giúp tôi luôn thành công trước thử thách duy trì sự tươi mới, vui vẻ của lớp học. Sau mỗi buổi học tôi cố gắng nhìn lại những gì mình có thể nâng cao hoặc rút kinh nghiệm.

Khám phá sâu vào cuộc sống của người Việt Nam

Đi dạy giúp chúng tôi đi sâu vào cuộc sống của người Việt theo cách mà một khách du lịch khó có được. Làm việc với các giáo viên trợ giảng, giáo viên người Việt cũng như các học sinh, chúng tôi khám phá ra rằng người Việt rất thân thiện, nhất là khi chúng tôi cùng làm việc với họ.

Lịch trình của chúng tôi

Khi còn ở London, chúng tôi phải làm 40 giờ mỗi tuần chưa kể làm thêm, mỗi năm có 20 ngày nghỉ phép. Còn ở đây, tôi có tối đa 22 giờ dạy mỗi tuần. Bên cạnh đó, thu nhập quá tốt trong khi chi phí sống lại quá thấp, đến nỗi chúng tôi có thể tiết kiệm đủ tiền để sống mà không cần làm gì đến hết năm, sau khi kết thúc hợp đồng dạy vào tháng 5. Như vậy, chuyến đi của chúng tôi gồm chín tháng đi dạy và 7 tháng du lịch đến các nước. Đó quả thật là một món hời lớn.

Kiếm tiền và tiết kiệm tiền

Sau nhiều tháng chứng kiến tài khoản của mình vơi dần và cạn kiệt, cảm giác số dư to dần lên khiến chúng tôi rất phấn khích và lên kế hoạch sẽ dùng tiền thế nào trong năm tới. Sau một thời gian quá dài không có lịch trình làm việc cố định, cảm giác quay lại với cuộc sống hàng ngày và thức dậy vào mỗi sáng để đi làm thật sự rất dễ chịu.

Vượt qua sợ hãi

Tôi tin chắc rằng trong đời, để học hỏi và tiến lên, chúng ta phải làm điều gì đó mà mình từng sợ sệt. Sau 4 năm làm việc công sở ở London, tôi nhận ra rằng điều tệ nhất trong đời đối với mình là sự nhàm chán. Do đó, việc đến Việt Nam dạy tiếng Anh là một thử thách đáng sợ khi bắt đầu, nhưng một khi vượt qua nỗi sợ hãi, tôi lấy lại được sức mạnh và học nhiều từ trải nghiệm này.

Lập ra một kế hoạch du lịch bền vững

Sau kinh nghiệm dạy tiếng Anh lần này, chúng tôi đã có thể xây dựng một lộ trình du lịch bền vững: sống và làm việc ở một địa điểm mới nào đó trong hầu hết cả năm, sau đó dành mùa hè quay về nhà nghỉ ngơi ở Anh và một vài tháng khác dành để khám phá thế giới. Đó là kế hoạch tuyệt vời mà chúng tôi vạch ra cho một vài năm tới đây.

Nguồn: Tổng hợp


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *