05 BƯỚC HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ – CHƯƠNG 5: LƯỢNG ĐẦU VÀO THỨ 2 – THIẾT LẬP BẢN ĐỒ ÂM THANH TRONG NÃO
|“[Bản dịch của cô giáo Minh Trang aroma]
“Ngôn ngữ là cách tôi tiếp nhận suy nghĩ của bạn mà chẳng cần phải mở phanh não bạn ra” ( Mark Amidon) _ (Câu này mình dịch hơi chợ búa, các bạn thông cảm :D)
Chúc mừng bạn, bạn đã đi được gần nửa chặng đường rồi đấy!
Tôi hy vọng rằng bạn vừa dành thời gian để thực hành kỹ thuật đọc tự do. Nếu bạn làm được điều đó thì lượng từ vựng của bạn chắc chắn sẽ tăng lên mỗi ngày. Khi bạn thực hành, chỉ trong vài ngày đầu tiên, bạn sẽ sử dụng từ điển như điên vậy. Tôi đã từng phải xem nghĩa của từ vựng mỗi ngày . Thi thoảng, tôi còn phải kiểm tra từ 2-3 lần cho mỗi câu tôi đọc một bài báo nào đó. Rồi, bước đầu, tôi cũng cảm thấy mình hơi hâm hâm khi làm điều này. Nhưng hãy kiên nhẫn và nhớ lại những điều tôi vừa nói với bạn về 3 cách đọc bằng ngôn ngữ đích. Sau khoảng 2 tuần thực hành kỹ thuật đọc tự do, bạn “sớm sẽ xúc động với những gì mình làm ra đấy” 😛
Trong chương này, Tôi sẽ chia sẻ với bạn về kỹ năng nghe, hay chính xác là làm thế nào để bạn nghe tốt. Đây là điều được hy vọng nhiều ở chương này vì kỹ năng nghe là một trong những vấn đề lớn đối với người học ngoại ngữ.
Giống như bạn, tôi đã trải nghiệm những cảm giác chẳng mấy thú vị khi nhận thấy điều mà người đang nói trong băng/đĩa học tập cả. Tôi thấy chán nản, ngán ngẩm, và nao núng.Nhưng, thực ra cũng không hẳn như bạn nghĩ. Nghe thực ra có thể rất đơn giản và không mấy khó chịu nếu bạn hiểu não bộ làm việc như thế nào và có cách tiếp cận phù hợp.
Tại sao tôi CÓ THỂ hoặc KHÔNG THỂ nghe điều người ta nói?
Trong chương 3, tôi đã đề cập tới “bản đồ ngôn ngữ’ tồn tại trong não của bạn. Giờ thì chúng ta sẽ có 1 tin tốt và 1 tin xấu. Tin xấu là có hai dạng bản đồ tồn tại độc lập trong não của bạn: “bản đồ nội dung” và “bản đồ âm thanh”. Điều đó lý do tại sao rất nhiều học viên giỏi đọc và viết ngoại ngữ nhưng lại chẳng thấy thành thạo ở nghe và nói. Giờ thì bạn sẽ buộc phải chấp nhận thực tế rằng bạn phải vẽ thêm một “bản đồ’ nữa nếu bạn thực sự muốn cải thiện kỹ năng nghe của mình
Tin vui là bạn có thể học kỹ năng nghe bằng cách tương tự như với kỹ năng đọc. Sự khác biệt duy nhất ở đây là nắm bắt ngôn ngữ thông qua học đọc giống như vẽ ra những dòng kẻ và các kỹ hiệu, nhưng nắm bắt ngôn ngữ thông qua kỹ năng nghe lại giống như việc vẽ ra những tấm bản đồ với các hình ảnh thực tế. Như bạn vừa chú ý, thi thoảng chúng ta không nhớ nổi tên của những con phố khiến bạn lạc lối nếu bạn không quen thuộc với khu vực bạn đang đi. Cơ chế này hoạt động tương tự như khi một người học ngoại ngữ. Đó là lý do tại sao trẻ con có thể học nói và nghe trước khi chúng thực sự học viết. Một số nhà ngôn ngữ học thậm chí đã thiết kế ra những khóa học mà người học có thể học ngoại ngữ chỉ bằng nghe và nói không cần phải ngữ cảnh hay nội dung nào. Pimsleur là một trong những học giả nói tiếng về vấn đề này. Tôi đã từng tham gia khóa học của ông để học tiếng Nhật. Theo quan điểm của tôi khóa học này rất có tác dụng nhưng cần nhiều thời gian. Tôi tin rằng hướng tiếp cận của ông rất thú vị nếu người học ngồi trong một môi trường mà chỉ có người bản địa. Điều đó có nghĩa là phương pháp này phù hợp với những ai có cơ hội được tiếp cận với người bản địa mỗi ngày.
Đối với kỹ năng nghe tôi đang muốn chia sẻ với bạn, bạn sẽ thấy rằng các “nội dung bài nghe” thực ra chỉ là công cụ để rút ngắn việc của học bạn thôi. Nhưng, trước khi chúng ta đi sâu vào phương pháp này, hãy để tôi hỏi bạn một số câu hỏi “ tại sao bạn có thể /hoặc không thể nghe người ta nói?”
Để giúp bạn hiểu, hãy nghĩ về số lần bạn nói chuyện với một ai đó bị rối loạn lời nói. Như bạn thấy, nếu một ai đó nói tiếng mẹ đẻ, các cơ hội đó bạn sẽ hiểu anh ấy/cô ấy nói gì thậm chí những lời họ nói ra chẳng mấy rõ ràng. Vậy tại sao lại như thế? Bạn có thể nói rằng: “đơn giản chỉ là tôi đoán thôi”.
Câu hỏi của tôi là “tại sao bạn không thể đoán người nước ngoài nói khi anh ấy sử dụng từ ngữ rõ ràng mà bạn đã từng học trước đó”. Câu trả lời sẽ là : “ trong trường hợp đầu tiên, người nói bị rối loạn lời nói đã sử dụng lượng từ vựng tương tự như bạn đã từng nghe thấy”. Do vậy, bạn không thể nghe được điều bạn đã từng nghe thấy trước đó. Có nghĩa cố gắng để nghe những đoạn hội thoại có những từ vựng mà họ chưa bao giờ nghe thấy trước đó “chỉ tổ tốn thời gian” (vâng, lại thêm vài từ chợ búa của tớ 😀 )
Vậy thì cơ chế làm việc ở đây là gì? Khi bạn nghe một điều gì đó, não của bạn bắt đầu tiếp nhận thông tin và nhận dạng điều bạn vừa nghe. Khu vực xử lý ngôn ngữ ở não bắt đầu SO SÁNH và TIẾP NHẬN âm thanh bạn vừa mới nghe với NGUỒN DỮ LIỆU CÓ SẴN, mà tôi gọi nó là BẢN ĐỒ ÂM THANH NGÔN NGỮ trong não của bạn. Để minh họa quá trình này, hãy nghĩ về công việc của những anh công an khi họ lướt qua nguồn dữ liệu về dấu vân tay để nhận dạng chủ nhân của một dấu vân tay cụ thể nào đó. Thi thoảng, dấu vân tay có thể mờ hoặc không rõ ràng, nhưng máy tính có khả năng lựa chọn nguồn dữ liệu phù hợp tương đối với dấu vân tay cần điều tra.
Và điều gì sẽ xảy ra nếu nguồn dữ liệu đó chẳng có bất cứ dấu vân tay nào phù hợp. Thực ra, cảnh sát sẽ không biết được danh tính thực sự của chủ nhân đâu. Họ sẽ phải sử dụng các phương pháp khác.
Nếu điều đó chưa đủ rõ ràng, thì bạn hãy thử nghĩ tới việc khi bạn cố gắng đọc chữ viết tay của bác sỹ. Não của bạn bắt đầu lượt qua “mẫu chữ viết chuẩn” để cố nhận ra cái gì được viết trong bản kê đơn. Và bạn khó có thể nhận ra toàn bộ những gì mà một vị bác sỹ đã viết. Nhưng, khi bạn mang bản kê đó tới dược sỹ, họ sẽ chẳng gặp mấy khó khăn khi hiểu được thông tin của nội dung. Tại sao lại như vậy? Vì dược sỹ có cặp mắt tốt hơn bạn à? Chắc chắn là không, đơn giản chỉ là vì dược sỹ gần như biết được tất cả các đầu tên thuốc mà chúng ta gọi là “nguồn dữ liệu”
Một cơ chế tương tự cũng xảy ra khi chúng ta nghe ngoại ngữ. Nếu bạn không có “bản đồ âm thanh”, bạn sẽ khó có thể nhận ra được những âm thanh rõ ràng hay chính là từ vựng bạn muốn biết. Nếu “bản đồ âm thanh” đó không chính xác vì bạn được dạy theo một cách thức không hoàn chỉnh, điều tương tự cũng sẽ xảy ra. Do vậy, chúng ta sẽ xây dựng kiểu bản đồ như vậy cho tới khi tấm bản đồ đó được hình thành rõ ràng.
Kỹ thuật nghe “định hình âm thanh”
Với phương pháp này tôi sẽ chia sẻ với bạn một quá trình học tập chẳng mấy mệt mỏi hay căng thẳng. Vì mục đích chính của phương pháp này là dựa trên những nền tảng của “kiến thức đầu vào lớn” và “khả năng nắm bắt mang tính chọn lọc”, bạn cần phải nghĩ về nguồn kiến thức bạn cần thu thấp trước tiên đã.
VẬY CHÚNG TA SẼ LẤY NGUỒN TÀI LIỆU HỌC NGHE Ở ĐÂU?
Tương tự như kỹ thuật học đọc tự do, bạn không nên giới hạn nguồn tài liệu sử dụng của mình. Bạn cứ thoải mái lựa chọn bất cứ nguồn tài liệu nào mà bạn thích thú. Điều quan trọng là bạn cần lưu ý là tài liệu đó cần có nội dung bài nghe. Khi bạn đọc, bạn cần hiểu nghĩa của từ. Tương tự như vậy, khi bạn nghe, bạn cần có nội dung bài nghe để biết được những thông tin bạn không thể nghe thấy. Bản nội này giống như một cuốn từ điển. Về cơ bản, bạn có thể sử dụng một trong những nguồn tài liệu sau:
Sách/truyện audio
Sách đọc là một nguồn tài liệu phổ biến ở Anh, Mỹ và nhiều quốc gia có các ngôn ngữ lớn trên thế giới, ví dụ tiếng Pháp, tiếng Nga, … Đây là một công cụ tuyệt vời khi bạn học ngoại ngữ. Thực ra bạn cũng sẽ thấy thuận tiện khi bạn có thể nghe nội dung audio khi bạn có thời gian rảnh rỗi, khi lái xe hoặc xếp hàng làm việc gì đó. Để có được nguồn tài liệu online, bạn cần biết những từ liên quan tới “audio book” ở thứ tiếng bạn muốn học. Đối với tôi, kể từ khi học tiếng anh, tôi luôn tìm cụm từ “audio books” + “bussiness”, nếu tôi muốn tìm kiếm sách đọc về kinh doanh. Hoặc tôi có thể tìm kiếm “ audio book” + “ harry potter” nếu tôi muốn gắm nhập vài câu chuyện về Harry.
Video hoặc tin tức audio
Dẫu rằng nghe tin tức trên đài hoặc vô tuyến là điều hay, nhưng bất lợi của nguồn tài liệu này là bạn không có bản nội dung được viết sẵn. Tuy nhiên, bạn có thể cố thử tìm kiếm trên mạng để coi các webistes có chứa cả clip/ audio và cả bản nội dung của nguồn tài liệu này.
Movies
Vâng, chắc chắn bạn có thể thực hành kỹ năng nghe của mình bằng việc sử dụng phụ để bằng ngôn ngữ đích. Lúc này, bạn không cần lời hội thoại, và thay vào đó sử dụng phụ đề nhé. Nếu bạn không biết, bạn có thể lựa chọn chế độ phụ để sử dụng điều khiển từ xa. Ví dụ,nếu bạn học Tiếng Trung, hãy mua những bộ phim bằng tiếng Trung. Rồi đặt chế độ phụ đề tiếng Trung, nhưng bạn cũng lưu ý rằng tránh mua những bộ phim hành động hay xem phim hành động nhé, vì các cuộc đối thoại trong phim hành động sẽ bị lồng với hiệu ứng âm thanh do vậy bạn rất khó kiểm soát được âm thanh ngôn ngữ tiếp nhận.
Những bộ phim đó có thuận lợi lớn vì chúng chứa rất nhiều đối thoại và được nói bằng nhiều âm thanh khác nhau. Thực hành những nguồn tài liệu này sẽ giúp bạn làm quen với nhiều dạng âm thành của ngôn ngữ đích. Tuy nhiên, chỉ nghe những bộ phim này thực sự là chưa đủ. Bạn vẫn cần phải sử dụng các nguồn tài liệu khác mà tôi đã đề cập ở trên.
Cho dù bạn luyện kỹ năng nghe bằng tài liệu nào đi chăng nữa, hãy lưu ý 02 vấn đề sau:
– Hãy ghi nhớ rằng chiến thuật của chúng ta là dựa trên Lượng thông tin đầu vào lớn. Do vậy, các tài liệu nghe kéo dài ít nhất 15 phút.
– Tôi không biết thực sự bạn sẽ học ngoại ngữ nào, nhưng đừng cố học âm thanh của nhiều vùng khác nhau. Ví dụ, ở Anh, bạn có Anh Anh và Anh Mỹ. Đừng có cố học cả hai cùng một lúc, bạn sẽ dễ dàng nhầm lẫn và làm chậm tốc độ học của mình
Làm thế nào để thực hành kỹ thuật nghe Định hình âm thanh?
Trong phần này, tôi sẽ miểu tả các bước để thực hành kỹ năng nghe với băng, đĩa hoặc bất cứ các dạng hình âm thanh nào ví dụ như phim ảnh, các tin tức online, vân..vân.. Nhưng đừng có BỎ bất cứ bước nào dưới đây.
BƯỚC 1: Hãy nghe câu đầu tiên, và sau đó bắt chước lại đúng như người nói nói cho bạn.
Ở bước này, bạn chắc chắn không thể bắt được bất cứ từ vựng nào. Bạn cũng khó có thể hiểu được người nói đang muốn nói gì. Nhưng, hãy bỏ qua ý nghĩa của câu và bắt trước về mặt âm thanh giống như một chú thỏ ngoan ngoan nghe lời nhé. Lúc đó, bạn không nhất thiếu phải hiểu nghĩa của câu. Bạn cũng không cần biết người nói đang muốn ám chỉ đến từng từ vựng nào. Chỉ lặp lại về mặt ÂM THANH bạn có thể nghe thôi. Ban đầu có thể là một hoặc hai âm, những âm có vẻ rõ ràng hơn với các âm khác. Nếu vậy, hãy chỉ tập trung vào những âm thanh bạn có thể nghe thấy, bỏ qua các âm khó nghe đi. Và bạn không phải cố lặp đi lặp lại nhiều lần, CHỈ MỘT LẦN là đủ. Thi thoảng các âm bạn nghe thực sự khó bắt chước, lúc đó hãy đi vào BƯỚC 2.
Ở bước 1, bạn có thể thực hành với từ 2 -3 câu cùng một lúc nếu bạn thấy thoải mái. Bạn có thể tua lại đoạn vừa nghe một lần nữa nhưng không được quá hai lần. Việc nghe đi nghe lại chỉ làm bạn mất thời gian thôi. Tôi thì thường chỉ nghe có 01 lần. Hãy nhớ về vấn đề LƯỢNG ĐẦU VÀO LỚN, bạn cần phải thực hành hết nội dung nghe trong một thời gian ngắn để có được lượng thông tin đầu vào càng nhiều càng tốt.
BƯỚC 2: HÃY NHÌN VÀO LỜI HỘI THOẠI để xem các từ ngữ vừa nghe
Nếu bạn đã thực sự nắm bắt điều người nói đề cập, hãy chuyển sang bước sau. Trong trường hợp bạn xe phim với phụ đề ở ngôn ngữ địch, hay xem trên máy tính và kéo màn hình bộ phim thấp xuống một chút để che đi phụ đề. Sau khi nghe được một câu hãy mở to màn hình đó để nhìn màn hình và hiểu nghĩa của câu đó
BƯỚC 3: Hãy nghe lại câu đó một lần nữa, hãy lặp lại điều đó thật to và cố gắng mượng tượng ý nghĩa của từ đó.
Ở bước đây, bạn hiểu được nghĩa của câu vì bạn vừa mới kiểm tra nghĩa của từng từ vựng ở bước số 02. Đừng nhìn vào lời thoại ở bước này. Thông thường, khi bạn nhìn vào lợi thoại ở bước 2, đoạn text sẽ xuất hiện trong đầu bạn rồi. Bạn cần phải loại bỏ đoạn text và cố gắng nghĩ ra nghĩa của từ. Cố gắng nghĩ tới nghĩa của từ bạn nghe. Ví dụ, khi bạn thực hành tiếng anh, bạn có thể nghe được câu “he is walking on the street”, bạn nên cố gắng tưởng tượng ra hình ảnh:
Hay thì cố gắng mà đánh vần từng từ
“ H..E…I…S…W…A..L…K…I…N…G..O…N…T…H..E..S…T…R…E…E…T.”
Ban đầu thì điều này sẽ hơi khó một chút, nhưng bạn sẽ sớm làm quen với kỹ thuật này. Mường tượng là điều dễ dàng phải không – ai cũng có thể làm được mà.
Tương tự như bước 1, bạn có thể đọc to điều bạn có thể nghe thấy. Vì lúc này bạn đã nhìn vào lợi thoại và bạn có thể thấy tự tin hơn. Nhưng hãy ghi chú lại rằng bạn cần phải bắt chước âm thanh vừa nghe chứ không phải đọc lời thoại. Nghĩa bạn học theo người nói chính xác những âm mà anh ta/ cô ta thốt ra và kể cả lúc anh ấy/cô ấy lên giọng. Đơn giản thôi, cứ cố gắng bắt chước.
Bạn có thể nghe thấy câu đó một hoặc hai lần nếu bạn muốn. Một lần nữa hãy lưu ý về vấn đề Lượng thông tin đầu vào lớn.
Sau khi nghe xong câu đầu tiên, hãy chuyển sang câu tiếp theo và lặp lại 3 bước một lần nữa, và cứ như thế cho tới khi bạn nghe xong cả đoạn văn. Vậy một đoạn văn có từ 5, 7 hoặc 10 câu có thể mất bao nhiêu thời gian. Câu trả lời của tôi: CÒN TÙY. Nó phục thuộc vào bạn có thể nhớ được người nói nói những gì. Sau khi hoàn thành đoạn văn, bạn có thể chuyển sang bước 4
BƯỚC 4: hãy nghe cả đoạn văn mà không nhìn vào nội dung transcript và lúc đó nên tưởng tượng lại vấn đề.
Ở bước này, bạn sẽ nghe cả đoạn văn một lần nữa (mỗi câu tách biệt nhau). Khi nghe, cố gắng để mường tượng ra nội dung của cả đoạn văn theo một mạch nhất định. Đừng nhìn vào lời thoại nữa. Nếu có một câu bạn không thể bắt kịp, cũng lướt qua câu đó nhé. Chỉ ở bước thứ 3, bạ mới cố gắng thay thế thông thế âm thanh bằng thông tin về nội dung để dễ có hình ảnh trong đầu.
Sau khi kết thúc bước 4, bạn sẽ chuyển tiếp đến đoặn văn tiếp theo.
ĐIỀU HAY CỦA KỸ THUẬT ĐỊNH HÌNH ÂM THANH
Trước hết bạn nhận ra rằng bạn sẽ có lượng thông tin đầu vào lớn chỉ trong 1 hoặc 2 giờ thực hành. Tuơng tự như phương pháp đọc tự do, bạn sẽ nhìn thấy các từ/ cụm từ phổ biến được lặp đi lặp trong đoạn hội thoại, do vậy bạn sẽ dễ dàng nhận ra được các từ đó. Hơn nữa, những từ vựng/cụm từ phổ biến này sẽ xuất hiện ở các đoạn hội thoại khác nhau, trên nhiều ngữ cảnh và với nhiều tông giọng khác nhau. Cơ chế này giúp bạn dễ dàng nắm bắt được bản đồ âm thanh của ngôn ngữ.
Khi bạn NHẮC LẠI THẬT TO VỀ MẶT ÂM THANH, thì đó là lúc bạn đang định hình âm thanh trong đầu bạn. Điều đó giúp bạn nhanh chóng tạo ra bản đồ âm thanh. Mặc dù đọc to khi học ngoại ngữ đã được nhiều giáo viên đề cập tới. Nhưng nó dường như có vẻ hơi quá so với người học.
Ở bước 1, bạn cần phải bắt trước lại mặt âm thanh trước khi xem lời thoại. Tại sao ư? Đơn giản thôi, người học thường cố gắng để tìm lời thoại do vậy anh ấy/cô ấy thường cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng làm như vậy chỉ khiến cho việc phát âm của bạn kém hơn thôi. Khi bạn nhìn vào lời thoại, bạ sẽ có xu hướng phát âm từ vựng như bề mặt của từ vựng đó hơn là hiểu chính xác âm thanh của người nói. Hơn nữa, việc tách âm ra khỏi lời thoại sẽ tăng cường khả năng hình dung của bạn ở bước 3 và bước 4 tốt hơn.
Khi thực hành ở bước 3, bạn sẽ dần dần có được LIÊN KẾT TRỰC TIẾP giữa âm thanh và ý nghĩa. Tại sao điều này lại quan trọng? nó là vì rất nhiều người học ngoại ngữ thường đi theo quá trình hiểu gián tiếp khi họ thực hành nghe. Quá trình hiểu gián tiếp có thể được miêu tả như sau;
NGHE à CỐ GẮNG ĐỂ ĐOÁN TỪ VỰNG NGƯỜI NÓI ĐANG NÓI à DỊCH NHỮNG TỪ ĐÓ SANG NGÔN NGỮ MẸ ĐẺ à HIỂU ĐƯỢC Ý NGHĨA CỦA TỪ VỰNG (lúc này, não của người học mới bắt đầu hình thành ngôn ngữ với hình ảnh và âm thanh)
Để tôi giải nghĩa rõ ràng hơn, hãy thử nhìn vào ví dụ dưới từ tiếng việt sang tiếng anh nhé.
Hình ảnh trên thể hiện được quá trình học gián tiếp mà người học đang trải qua. Nhưng đối với hướng học trực tiếp, quá trình này thường lại ngắn hơn
Như bạn có thể quan sát, trong quá trình học “gián tiếp”, người học phải sử dụng 02 công cụ có tên là “ lời thoại” và “ngôn ngữ mẹ đẻ” để hoàn thiện phần nghe hiểu. Đây là lý do tại sao rất nhiều người đối mặt với nhiều rào cản khi nghe một đoạn văn dài. Rất nhiều người nói với tôi rằng họ chẳng gặp mấy vấn đề khi nghe các câu riêng lẻ, nhưng họ không thể bắt được cả một đoạn văn dài cùng một lúc. Đó là vì khi người học cố gắng để hiểu được câu đầu tiên, thì câu thứ hai đã trôi đi từ lúc nào. Não của người học cần thời gian để hiểu được ý nghĩa của câu đầu tiên do vậy anh ấy/cô ấy khó có thể tập trung nghe được câu thứ hai.
Hầu hết, hai bước học gián tiếp trên có thể dần dần biến mất khi họ quá thành thạo nói và nghe. Nhưng nó sẽ khiến họ mất thời gian để xóa bỏ các bước “gián tiếp” trong đầu họ. Do vậy, tốt hơn hết là chúng ta nên bắt đầu học theo quá trình “trực tiếp” sớm hơn. Bạn cũng sẽ có thể nghe và hiểu được đoạn văn dài mà không cần phải ghi chú lại.
Hãy thật kiên nhẫn khi thực hành kỹ thuật “ định hình âm thanh”, bạn có thể mất từ 1 – 2 ngày để làm quen với các bước này. Thi thoảng cảm thấy mệt mỏi sau một quãng thời gian dài, hãy cứ thoải mái bằng việc xem TV bằng ngôn ngữ đích. Hoặc bạn có thể bật âm thanh chạy tự do khi bạn làm việc khác. Kỹ thuật này gọi là “tắm ngôn ngữ”. Nó sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều hơn với ngôn ngữ đích. Nhưng bạn sẽ thực hiện “tắm ngôn ngữ” giống như một phương pháp hỗ trợ, sẽ không mất quá nhiều thời gian. Vì nghe ngôn ngữ một cách vô thức cũng giống như một hiệu ứng chiếu hậu. Bạn cần phải dành thời gian và nỗ lực học để có được thành công.
NGHE VÀ ĐỌC – MỘT CẶP ĐÔI HOÀN HẢO
Trước khi bạn đóng trang sách này lại, một lần nữa bạn nên chú ý rằng bạn có thể hình thành được quá trình nắm bắt ngôn ngữ bằng cả nghe và đọc trên cùng một chủ đó. Đó là lý do tại sao tôi khuyến nghị các bạn sử dụng tài liệu như các câu chuyện đọc và các bài báo.
Thường thường, tốc độ đọc của bạn sẽ lớn hơn tốc độ nghe, do vậy cần sắp xếp chuỗi thời gian hợp lý để thực hành hai kỹ năng này. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, bạn sẽ quyết định được thời gian đọc và nghe hoặc ngược lại. Cách khác, bạn nên thường xuyên thực hành hai kỹ năng này để tăng hiệu quả học tập.
Giờ, trước khi bắt đầu đọc sách, hãy lựa chọn cuốn sách/ câu chuyện/ bộ phim hay bất cứ cái gì bạn thích. “