Kiểm tra miễn phíĐăng ký kiểm tra và tư vấn miễn phí

NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT TRƯỚC KHI THỰC SỰ BẮT ĐẦU HỌC TIẾNG ANH


““ If you want to shine tomorrow, you need to sparkle today”
(Tạm dịch: nếu bạn muốn ngày mai thành công, hay sẵn sàng từ hôm nay)

Rất nhiều người mong ước có thể nói được ngoại ngữ, và lý do thì lại vô vàn. Những người sống ở Việt Nam thì nghĩ nói được tiếng Anh tốt có thể làm thay đổi hoàn toàn về định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lại. Đối với những đứa trẻ sinh ra tại Mỹ nhưng không thể nói tốt tiếng Anh, thì việc học ngôn ngữ mẹ đẻ có thể giúp chúng gần gũi với gia đình mình hơn. Một số người học tiếng nước ngoài lại chỉ vì một người thân/ hoặc một người bạn họ yêu thương. Brian, là một người đàn ông đem lòng yêu một người phụ nữ Việt Nam cũng là một ví dụ trên. Dù sao thì tôi cũng không định nói về lý do tại sao chúng ta lại muốn học một ngôn ngữ mới, mà LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC MỘT NGÔN NGỮ MỚI. Do vậy, chúng ta hãy thử xem nhé.

Trong một trò chơi nào đó, mỗi người trong chúng ta đều có phần “khởi động” trước khi chính thức bắt đầu chơi. Chúng ta cũng sẽ làm như vậy khi tiếp cận vấn đề học một ngôn ngữ mới. Dưới đây, chúng ta sẽ nói về những “suy nghĩ cố hữ” – “ những điều khó tin” về việc học một ngôn ngữ mới như thế nào. Bạn sẽ nhận thấy rằng mặc dù học ngoại ngữ không phải là việc đơn giản, nhưng bạn sẽ có thể biết được cách làm thế nào.

NHỮNG SUY NGHĨ CỐ HỮU

“ Tôi không sinh ra để học ngoại ngữ”
( I am not born to learn a foreign language.)

Hầu hết mọi người đều tưởng rằng học ngoại ngữ phải đòi hỏi một cái gì đó giống như tài năng vậy. Điều chúng ta vẫn thường nghe từ cha mẹ là “ Con tôi có biệt tài học ngoại ngữ đấy”, hoặc vài câu lặp đi lặp lại như “ Con tôi dốt tiếng anh lắm.” Và tôi hy vọng rằng chúng ta vẫn may mắn để nghe thấy vài lời mình luận vì chúng mang lại cho chúng ta những lời động viên và đại loại là thôi thúc nỗ lực học tập của chúng ta hơn. Vì, nếu bạn nghe thấy câu “ Con tôi dốt tiếng anh lắm.” , bạn có thể tin vào điều đó đấy và bạn có thể vội vàng từ bỏ những bước đi đầu tiên trong cả một quá trình học tập.

Ngoại ngữ còn được gọi là “ngôn ngữ thứ hai”. Nhưng để tôi đặt bạn một câu hỏi đã ”Bạn đã bao giờ thực sự giỏi tiếng mẹ đẻ của mình chưa?” Và hiển nhiên nếu bạn có thể học tốt một thứ tiếng, vậy thì tại sao bạn không thể học tốt ngôn ngữ thứ hai.
Thực ra thì khi lần đầu tiên bạn học tiếng mẹ đẻ của mình, bạn đã thiếu rất nhiều công cụ học tập. Vào độ tuổi 2 – 3, bạn chẳng có một cuốn từ điển nào, cũng chẳng phải gò mình với các kỹ năng đọc hay viết, có thể nói bạn trắng tay. Nhưng, BẠN LẠI CÓ THỂ NÓI ĐƯỢC TIẾNG MẸ ĐẺ phải không? Giờ thì ở thời đại công nghệ này, bạn có quá nhiều thứ hỗ trợ mình, vậy tại sao bạn không thể thử lặp lại chính thành công nắm bắt được tiếng mẹ đẻ với thành công trong việc học tiếng anh?

Cái cốt lõi ở đây là NIỀM TIN CỦA BẠN CÒN CHƯA VỮNG.

“ Tôi quá già để học ngoại ngữ.”
(I am too old to learn a new language.”

Lời phàn nàn này là lời tôi luôn nghe được từ bạn bè và học sinh của mình. Rất nhiều người, cả các nhà khoa học nữa, tin rằng, trẻ em học tiếng anh tốt hơn người lớn. Họ cũng nói người lớn khó có thể tiếp nhận một ngôn ngữ mới.

Về cơ bản, trẻ em chỉ hơn người lớn ở chỗ chúng hòa nhập vào một môi trường mới dễ dàng hơn thôi. Rất nhiều báo cáo khoa học đã đồng tình với quan điểm này. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng trẻ em có thể tập làm quen với ngôn ngữ mới nhanh hơn trong thời gian ngắn, nhưng càng về sau tốc độ học của chúng sẽ càng được giảm xuống. Tôi đã từng học tiếng Pháp khi tôi 11 tuổi và tiếng anh khi tôi học ở trường cấp 3. Tôi chỉ thực sự dừng học tiếng anh khi tôi dời trường đại học. Tất nhiên là tiếng anh vẫn quan trọng khi tôi bắt đầu tiếp bước vào nghề nghiệp của mình. Vài năm sau đó, tôi không còn nói tiếng anh tốt nước. Nhưng, khi tôi lớn tuổi hơn (tất nhiên, ai cũng phải trưởng thành), tôi đã có được nhiều thành công học tập hơn chỉ trong vài tháng chứ không phải cả một quãng thời gian dài trước đó.
Steve Kaufmans là một nhà ngôn ngữ học người Mỹ, anh ấy có thể nói 9 thứ tiếng ( giờ thì anh ấy còn học nhiều thứ tiếng hơn.) Và anh ấy bắt đầu học ngôn ngữ thứ 9 khi ông 59 tuổi.

VẤN ĐỀ Ở CHỖ KHÔNG PHẢI BẠN BAO NHIÊU TUỔI, MÀ Ở ĐIỂM BẠN NGHĨ MÌNH Ở TUỔI BAO NHIÊU.

“ Tôi phải tới quốc gia nơi mọi người nói thứ tiếng tôi muốn học”
(I must go to the country where people speak the language I want to learn.” )

Tôi không phản đối việc sống ở một quốc gia nói nói thứ tiếng bạn muốn học tập không giúp bạn cải thiện được thứ tiếng đó. Nhưng đó không phải là ĐIỀU BẮT BUỘC.

Tôi đã từng mở Mỹ trong 6 tháng để học tiếng Anh. Tôi đã nhận ra rất nhiều “các yếu tố tác động từ môi trường’” lại tồn tại ở chính Việt Nam chứ chẳng ở đâu xa. Đó là khi, tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên tôi ở Mỹ, Một người bạn Mỹ gốc Việt của tôi đã nói với tôi rằng: “Bạn nên xem vô tuyến mỗi ngày để cải thiện khả năng tiếng anh của bạn.” – và tôi biết đây là một lời khuyên rất chân thành. Nhưng tôi thực sự thấy khá sốc vì luôn nghĩ rằng tôi tới Mỹ với hy vọng nước Mỹ có thể giúp tôi học tiếng anh chứ không phải là xem truyền hình/ vô tuyến.

Nếu bạn đang ở quốc gia của mình và muốn cải thiện kỹ năng nghe, tại sao bạn không xem truyền hình/ vô tuyến.

Ở chương thứ 10 của cuốn sách, tôi sẽ nói với bạn một số thủ thuật để có được “ môi trường nói tiếng nước ngoài” ngay trong chính quốc gia của bạn.

“Học một ngôn ngữ mới là cả một quá trình lâu dài. Và tôi có thể mất cả đời để học một thứ tiếng.”
(Learning a new language is a long journey. It might take your whole life to learn one.” )

Nếu bạn mất cả đời để học một ngôn ngữ mới, vậy bạn nghĩ rằng Steve Kaufman mất mấy cuộc đời vậy? Họ có thể học hơn 4 – 5 ngôn ngữ mà. Thực tế thì, rất nhiều người, cả tôi cũng vậy, đã từng học ngoại ngữ trong một thời gian dài nhưng chưa bao giờ thực sự TẬP TRUNG vào việc học nó. Đó đơn giản như thể bạn muốn luyện tập cơ bắp bằng việc nâng tạ 5kg 3 lần một ngày. Kết quả là bạn chẳng bao giờ đạt được mục đích của mình. Khi bắt đầu học được ngoại ngữ mới, hay tập trung vào những điều cốt lõi. Nếu bạn thực hiện đúng cách, bạn có thể học tiếng anh trong khoảng thời gian rất ngắn.

“Tôi phải có được một giáo viên giỏi.”
(I must have a good teacher.)

Một số người có thiên hướng trì hoãn mọi vấn đề, tôi thường gọi họ là “những người ì ạch”. Họ cố gắng tìm kiếm một giáo viên giỏi trong khi họ còn chẳng biết một giáo viên giỏi sẽ là người như thế nào. Tôi nghĩ, mỗi giáo viên đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Điểm hay là bạn có thể học được gì từ họ chứ không phải là “tò mò” về họ.
Thậm chí một người nói tiếng anh bản địa cũng phải có điểm yếu khi họ giảng dạy chính ngôn ngữ của mình. Ví dụ, đôi khi một người bản ngữ chẳng hiểu tại sao một từ mới lại có thể dễ dàng được phát âm từ chính họ – một giáo viên, chứ không phải học trò của mình.

Bạn hông cần một giáo viên quá giỏi, cái bạn cần là một quá trình học tập tốt.

“Chỉ có những người thông minh mới có thể học được ngoại ngữ.”
(Only smart people can learn new languages)

Thực ra thì khi bạn gặp một ai có thể nói được một hay nhiều hơn một ngôn ngữ, bạn cảm thấy rằng người đó thông minh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng học ngoại ngữ có thể tăng IQ của bạn. Điều đó có nghĩa là khi học một ngoại ngữ bạn sẽ thông minh hơn, chứ không phải rằng bạn thông minh thì mới học được ngoại ngữ. Nghiên cứu này rõ ràng rất thú vị phải không? Nếu bạn vẫn lo lắng rằng mình không thông minh, thì một số nghiên cứu dưới đây sẽ khiến bạn thấy thích thú:

Nghiên cứu này chỉ rằng trí não của chúng ta có khoảng 30 tỉ tế bào. Mỗi lần chúng ta hấp thụ và phân tích thông tin, những liên kết mới được hình thành trong các tế bào não đó. Những liên kết này có thể nhanh chóng biến mất hoặc có thể được lưu giữ rất lâu phụ thuộc vào thông tin bạn tiếp nhận. Có nghĩa là, việc bạn thông minh hay không, không hề phụ thuộc vào số lượng tế bào não của bạn, mà số liên kết được hình thành. Số liên kết này tăng lên sẽ khiến có não bạn liên tục được hoạt động nhanh hay chậm khi bạn dừng suy nghĩ hoặc nhớ một điều gì đó. Mà nếu bạn có cố gắng để tính số lượng các liên kết đó thì đó là điều không tưởng rồi, vì gần như không có giới hạn nào với những liên kết này.

Tony Buzan, một chuyên gia về mảng nghiên cứu não người, đã ước tính rằng một con người thông thường như chúng ta chỉ sử dụng khoảng 3% đến 8% năng lực của não. Một người được xem là có thông minh hay không thậm chí có thể chỉ sử dụng 2% năng lực não của mình. Trong những người thông minh cũng chỉ có thể dụng 10% năng lực não của mình. Điều đó chẳng thể hiện được chỉ số IQ của bạn thời điểm này đâu, bạn chỉ mới sử dụng khoảng từ 2% tới 10% não của mình mà thôi. Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực điền kinh, đứng trước hay sau vạch xuất phát chẳng có gì là khác biết, mà bạn sẽ nỗ lực/cố gắng như thế nào mới là điều quan trọng. Có rất nhiều chỗ để chúng ta phát huy phải không? Và nếu điều đso là thật, câu hỏi tiếp đến là LÀM THẾ NÀO CHŨNG TA THÔNG MINH HƠN?

Tôi vẫn thường nghĩ rằng trí não của chúng ta giống như ổ cứng máy tính vậy, có nghĩa là nếu chúng ta càng cố ép thông tin vào ổ cứng đó, các thông tin cũ sẽ được nhanh chóng thay thế bằng nhiều thông tin mới và thông tin cũ sẽ dần mất đi. Nhưng tôi đã thấy mình chưa đúng. Sự thật là nếu chúng ta tiếp nhận được nhiều thông tin hơn, bạn sẽ có thể nhớ nhiều hơn. Sau đó, bạn có thể nhớ nhiều hơn và ở một tốc độ lớn hơn. Ngược lại, nếu bạn nghĩ ít hơn, bạn sẽ chẳng thể nhớ nổi được điều gì. Bộ não chúng ta có cơ chế hoạt động giống như các mô cơ. Nếu bạn liên tục làm việc, các cơ não sẽ hoạt động tốt hơn, nhưng nếu bạn không thực hành, các cơ đó sẽ chẳng phát triển. Nghiên cứu này cũng tiết lộ rằng bất cứ khi nào chúng ta đối mặt với một vấn đề, chúng ta cố gắng đưa ra phương án giải quyết, nhiều liên kết não sẽ được hình thành khiến chúng ta ngày một thông minh hơn. Nếu bạn dừng suy nghĩ, bạn sẽ ít thông minh hơn.

Tôi có một người hàng xóng chỉ làm lái xe taxi. Anh ấy đã từng nói với tôi rằng anh không hề thích công việc của mình. Khi tôi hỏi anh ấy tại sao anh ấy không thửu thay đổi công việc, anh ấy khăng khăng cho rằng anh ấy là một người “ngu ngốc” và không thể kiểm soát bất cứ những gì mình học tập. Một ngày, khi tôi đang ngồi nhâm nhi cốc rượu tại nhà, ngồi trước màn hình TV xem World Cup, anh ấy đã chủ động đề nghị tôi chơi cờ với mình. Và bạn biết đây, tôi cũng là một tay cờ khá. Tôi thường đánh bại những tay cờ xuất sắc như bố tôi hoặc vài người bạn của bố khi tôi mới chỉ 11 tuổi. Nhưng tôi đã thua 3 ván liên tiếp chỉ trong 15 phút ngồi chơi với anh ấy. Khi tôi viết những dòng chữ này, hình ảnh về người hàng xóm xuất hiện trong tôi, và tôi tự hỏi mình: “Liệu một tay chơi cờ giỏi có thể thành kẻ ngu ngốc như tôi không nhỉ?”

Nếu thi thoảng bạn nghĩ rằng mình không thông minh, hay nghĩ lại một lần nữa đi nhé.

VÂNG, BẠN CÓ THỂ HỌC NGOẠI NGỮ.
Tôi đã từng được nghe rất nhiều câu chuyện thú vị khi tôi tham gia khóa học của Brian Tracy, một người luôn được kỳ vọng ( a go-to guy). Đó là ở Châu Phi nơi có rất nhiều voi và những người quản tượng. Có một ngày, một nhóm khách du lịch nhìn thấy một người quản tưởng điều khiển những chú voi của mình. Họ đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những người quản tượng này sử dụng những sợi dây thừng mỏng để buộc vào chân voi với một cái lỗ. Nó trông như thể những chú vôi này chẳng thể thoát khỏi những sơi dây thừng này. Khi những vị khách này bước đến vào hỏi một người quản tượng gần đó, anh ấy đã giải thích rằng: “ Chú vôi này đã được buộc bằng một sợi dây nhỏ khi nó mới trao đời. Ban đầu, chú voi này cố gắng vùng vẫy thoát ra. Nhưng càng cố thì cái chú voi chỉ nhận được là những vết thương ở chân. Lúc đó nó còn quá nhỏ để thoát khỏi những sợi dây. Nhưng sau một vài lần thất bại, chú voi sẽ từ bỏ. Thậm chí khi chú voi này thành một con voi lực lưỡng, và to gấp nhiều lần, chú ta cũng sẽ chẳng bao giờ thử lại một lần nữa”.

Tất cả những ai trong chúng ta đều phải chịu đựng sự thất bại khi chúng ta còn trẻ, ví dụ như điểm kém ở trường học. Những thất bại đó tác động vào niềm tin con người chúng ta. Chúng khiến những người như chúng ta nghĩ rằng chúng ta không thể làm bất cứ điều gì. Nhiều nhà tâm lý học gọi là “niềm tin giới hạn năng lực”. Khi một vấn đề được đưa ra, chúng ta nghĩ mình không thể thì chúng ta cũng sẽ không thể. Tuy nhiên, điều đó không đúng, đó chỉ là “niềm tin”. Điều chúng ta cần làm là thay đổi. Vâng, điều tôi muốn nói là thay đổi niềm tin của mình.

Do vậy, thực sự thì để học ngoại ngữ có khó không? Tôi không thể trả lời được câu hỏi đó nhưng học ngoại ngữ là kỹ năng chứ không phải nghệ thuật gì cao sang cả. Nghệ thuật, ví dụ như hội họa, yêu cầu một người có khả năng cao, chứ không phải kỹ năng. Mọi người thì lại có thể học một kỹ năng. Ví dụ, nếu bạn chưa bao giờ thử lên đạn khi sử dụng súng, cơ hội sẽ chẳng bao giờ vượt qua 10 lần. Nhưng nếu bạn thực hành ngày qua ngày, trong 1 tháng, bạn có thể thực hiện được từ 50 đến 70 lần, có người đã làm được 100 lần. Tuy nhiên, hãy thử tưởng tựng rằng tôi không nói với bạn điều này và lập tức bạn có thể thử lên đạn với súng được 100 lần, bạn chắc chắn nghĩ rằng bạn là một người đặc biệt phải không? Rất nhiều người nghĩ rằng tôi có giọng Anh – Mỹ vì tôi đã ở Mỹ nhiều năm. Khi tôi nói với họ rằng tôi ở Mỹ chỉ có 06 tháng, họ rằng tôi là một người đặc biệt. Họ không biết rằng tôi thực ra cũng rất bình thường.

[Bản dịch của Minh Trang aroma]

Rất nhiều người khó có thể học ngoại ngữ vì một lý do “ họ không biết được các nguyên tắc bí mật”. Những nguyên tắc bí mật này được miêu tả như sau:

Bước 1: khởi động – bắt đầu (Start-up)
Bước 2: đối mặt với những thất bại/ khó khăn
Bước 3: tự động điều chỉnh – rồi lại bắt đầu một lần nữa – rồi lại đối mặt với khó khăn
Bước 4: có được chút thành công
Bước 5: thực sự đạt được mục đích của mình.

Khi bạn nhìn nhận một vấn đề, mọi người đều nghĩ rằng chẳng có thất bại hay rào cản nào trong cuộc hành trình của mình cả. Khi bạn đối mặt với một vấn đề, bạn bắt đầu dao động, những nỗ lực và năng lượng tràn ngập của bạn nhanh chóng đi xuống. Một số người đi tiếp tới bước 3 nơi họ có thể tự điều chỉnh và cố thử một lần nữa, nhưng họ lại đối mặt với một vấn đề khác. Một vài người nữa đi tiếp xuống bước sô 4 nơi họ có được chút thành công. Nhưng ngay sau đó, họ đơn giản có được chút thành công nhỏ nhoi và ngừng nỗ lực. Và,chỉ có vài người mới đi đến bước cuối cùng để đạt được thành công.
Cái vòng luẩn quẩn này không chỉ được áp dụng với ngoai ngữ mà còn ở rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Nếu bạn trải qua được các bước trên, bạn có thể học được bất cứ ngôn ngữ nào. Và bạn có thể học nhanh hơn với sự hỗ trợ của nhiều công cụ và công nghệ mới mà tôi đang chuẩn bị chia sẻ với bạn.

BẠN CẦN MỘT LÝ DO ĐỦ LỚN

Đôi khi, nhiều người không rõ được lý do vì sao họ học tiếng Anh. Có thể bạn học ngoại ngữ vì gia đình và bạn bè bạn muốn như vậy. Cũng có thể bạn muốn sử dụng ngoại ngữ trong hồ sơ xin việc của mình và tin rằng nó có thể là sự khác biệt. Rất nhiều người xa xứ làm việc tại các quốc gia khác nhau nghĩ rằng họ nên sử dụng ngôn ngữ bản địa. Cho dù lý do là gì đi nữa, ngoại ngữ vẫn khó thể học nếu bạn không thực sự đủ nghiêm túc.

Điều tôi đang muốn nói là bỏ sách đi, cầm một cốc cà phê và tự hỏi mình: Tại sao bạn lại muốn học ngôn ngữ đó? Hãy nghĩ sâu một chút điều bạn thực sự muốn trong tương lai. Nghĩ về giấc mơ của mình, những ước mong và kế hoạch của mình. Ngoai ngữ sẽ giữ vai trò như thế nào trong kế hoạch của bạn? Ngoại ngữ sẽ giúp bạn thực hiện những điều gì? Liệu bạn có thực sự cần ngoại ngữ không? Bạn có thể làm được gì? Bạn biết đây trí não của bạn thực ra rất tuyệt vời, nhưng để thực hiện một nhiệm vụ thì bạn cần một lý do đủ nghiêm túc. Nếu bạn muốn học ngoại ngữ, hay mơ ước đi. Khoảnh khắc bạn quyết định ngôn ngữ là điều không thể cản trở việc biến ước mơ thành hiện thực, bạn đã đi được nửa quảng đường rồi. “


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *