Kiểm tra miễn phíĐăng ký kiểm tra và tư vấn miễn phí

Cần chuẩn bị gì cho một buổi phỏng vấn tiếng anh?


Cần chuẩn bị gì cho một buổi phỏng vấn tiếng anh?” là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và mong muốn nhận được lời giải đáp rõ ràng. Đừng lo! Tất cả những gì bạn thắc mắc sẽ được Aroma giải đáp trong bài viết này.

Được làm việc trong các công ty nước ngoài là niềm khao khát của rất nhiều người, bởi vì bạn sẽ được rèn luyện trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, chế độ phúc lợi rõ ràng, mức lương xứng đáng và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên để có một công việc như vậy không hề dễ đâu nhé!

Trước tiên, bạn phải vượt qua vòng loại hồ sơ và cuối cùng phải vượt qua vòng phỏng vấn tiếng anh cam go, nơi có nhiều nhân tài cùng hội tụ và nhiệm vụ của bạn là phải chứng minh được mình là ứng cử viên sáng giá nhất. Quả là khó khăn phải không nào?

Nhưng đừng quá lo lắng, hãy chuẩn bị mọi thứ thật kỹ càng và Aroma sẽ trả lời câu hỏi cần chuẩn bị gì cho một buổi phỏng vấn tiếng anh để bạn tư tin chinh phục nhà tuyển dụng khó tính.

phong-van-tieng-anh

Những việc cần chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn tiếng anh

  1. Một bộ hồ sơ đầy đủ

Mặc dù hồ sơ ứng tuyển của bạn đã nằm trong hộp thư điện tử của nhà tuyển dụng, nhưng cần thiết mang theo một bộ hồ sơ bằng giấy đầy đủ để phòng trường hợp bộ phận nhân sự xẩy ra phát sinh ngoài ý muốn. Việc mang theo một bộ hồ sơ bản cứng thể hiện bạn là người chuyên nghiệp và chu đáo.

2. Tìm hiểu thông tin công ty

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ hỏi về sư hiểu biết của bạn về công ty của họ. Vì vậy, tìm hiểu kỹ các thông tin về công ty mà bạn đang ứng tuyển như lịch sử, lĩnh vực hoạt động, các giải thưởng,…sẽ giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng.

3. Nắm vững các câu hỏi phỏng vấn tiếng anh thường gặp

Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Việt khó nhưng phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh còn khó hơn. Đó là lý do bạn cần phải nắm vững một số câu hỏi phổ biến được các nhà tuyển dụng lựa chọn để hỏi các ứng viên trong buổi phỏng vấn:

  • Could you tell me about yourself? ( Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình được không?)
  • What are your strengths? ( Thế mạnh của bạn là gì?)
  • What are your weaknesses? ( Điểm yếu của bạn là gì?)
  • What are your long – term goals?( Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?)
  • What are your short – term goals? ( Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?)
  • Why should we hire you?( Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?)
  • How many years experience do you have? ( Bạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm rồi?)
  • What do you think makes you a good fit for this company? ( Bạn nghĩ điều gì làm bạn phù hợp với công ty này?)

Một số từ vựng phổ biến cũng là từ khóa giúp bạn vượt qua những câu hỏi khó khăn:

Từ vựng Phiên âm Ý nghĩa
Strength /streŋθ/ Thế mạnh, điểm mạnh
Weakness  /ˈwiːk.nəs/  Điểm yếu, nhược điểm
Describe /dɪˈskraɪb/  Mô tả
Work style /wɜ:k stail/ Phong cách làm việc
Important /ɪmˈpɔː.tənt/  Quan trọng
Align /əˈlaɪn/  Sắp xếp
Problem-solving /’prɔbləm sɑ:lv/ Giải quyết vấn đề
Challenge /ˈtʃæl.ɪndʒ/ Thách thức
Under pressure /’ʌndə preʃə/ Chịu áp lực
Deadline /ˈded.laɪn/  Thời hạn
Goal /ɡəʊl/ Mục tiêu
Responsibility /rɪˌspɒn.sɪˈbɪl.ə.ti/  Trách nhiệm
Hire /haɪər/  Thuê
Recruitment /rɪˈkruːt.mənt/ Sự tuyển dụng
Recruiter /rɪˈkruːtər/  Nhà tuyển dụng
Candidate /ˈkæn.dɪ.dət/  Ứng viên
Successful /səkˈses.fəl/  Thành công
Fail /feɪl/  Thất bại
Experience /ɪkˈspɪə.ri.əns/ Kinh nghiệm

4. Củng cố kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội

Chắc chắn rồi! Trước khi tham gia phỏng vấn bạn nên củng cố các kiến thức chuyên môn của vị trí mà mình đang ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi rất kỹ về kiến thức chuyên môn, và để trả lời tốt các câu hỏi đó bạn cũng nên chuẩn bị bộ từ vựng chuyên ngành tương ứng.

Ngoài các câu hỏi về chuyên môn, bạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi các câu hỏi về kiến thức xã hội. Việc đưa ra những câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá bạn là con người mở, có hiểu biết hay không?

5. Phong cách tham gia phỏng vấn

  • Trang phục: không quá lòe loẹt, phản cảm. Bạn có thể kết hợp với sơ mi sáng màu ( trắng, xanh) với chân váy đen và giày cao gót ( đối với nữ), hoặc với quần tây tối màu và giày da lịch sự ( đối với nam)
  • Tác phong: nghiêm túc, chào hỏi lịch sự ( trước và sau khi phỏng vấn), tự tin, ánh mắt luôn hướng về nhà tuyển dụng, nhưng chỉ nhìn từ phần sống mũi trở lên, hoặc thỉnh thoảng có thể thay đổi cách nhìn sang chỗ khác
  • Cách trả lời: nghe rõ câu hỏi và trả lời mạch lạc, dứt khoát. Đối với những câu hỏi khó, hãy bình tĩnh suy nghĩ, tránh trường hợp trả lời ấp úng, thể hiện mình là người thiếu tự tin, thiếu bình tĩnh trước các vấn đề khó cần giải quyết
  • Tắt điện thoại, hoặc bật chế độ im lặng trong cuộc phỏng vấn
  • Mang theo sổ và bút để ghi chú những ý kiến từ phía nhà tuyển dụng ( nếu cần)
  • Trong trường hợp hồi hộp, hãy mỉm cười và hít thở thật sâu để lấy bình tĩnh.

6.Cảm ơn nhà tuyển dụng

Một trong những tiểu tiết mà các ứng viên thường hay quên, đó chính là cảm ơn nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn. Việc cảm ơn không có gì to tát nhưng điều đó thể hiện bạn là người lịch sự, rất quan tâm và mong muốn được làm việc ở công ty mà bạn đang ứng tuyển.

Hãy dành lời cảm ơn chân thành của bạn sau cuộc phỏng vấn:

  • Trực tiếp sau khi kết thúc phỏng vấn
  • Thông qua email nhà tuyển dụng

Hầu hết các nhà tuyển dụng thường có ấn tượng tốt đối với những ứng viên tự tin.Vì vậy việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia phỏng vấn là “chìa khóa” giúp bạn thành công theo ý muốn. Và đừng quên chia sẻ bài viết “Can chuan bi gi cho mot buoi phong van tieng anh” để mọi người cùng biết nhé !

 


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *